Về cơ cấu danh mục thuốc bánra của nhàthuốc Quốc Hùng Phát năm2019

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của nhà thuốc quốc hùng phát tại thành phố biên hoà, tỉnh đồng nai năm 2019 (Trang 51 - 53)

giới, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Thông qua các kết quả thu thập từ phân tích hoạt động kinh doanh năm 2019 của nhà thuốc Quốc Hùng Phát, có sự tăng trưởng khá cao. Điều này chứng tỏ cơ sở kinh doanh đang có chiều hướng tốt và thuận lợi.

Từ các kết quả trên, tôi xin đưa ra một số bàn luận dựa trên các chỉ tiêu trên như sau:

4.1. Về cơ cấu danh mục thuốc bán ra của nhà thuốc Quốc Hùng Phát năm 2019. 2019.

Việc phân tích cơ cấu danh mục các nhóm thuốc đã bán ra trong năm, là nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của nhà thuốc, nhằm làm rõ kết quả hoạt động kinh doanh, và các nhóm thuốc tiềm năng cần được khai thác. Bên cạnh đó, việc phản ánh trung thực về thực trạng cơ cấu các nhóm thuốc đã bán ra trong năm tại nhà thuốc Quốc Hùng Phát hiện nay, giúp xem xét nhóm nào đóng góp doanh số tốt, chưa tốt, mức độ về tỷ lệ lợi nhuận và tổng chi phí trong một năm để có hướng đầu tư phù hợp.

4.1.1. Cơ cấu hàng hóa bán ra

Nhìn vào kết quả phân tích cho thấy, số khoản mục bán ra của thuốc của nhà thuốc Quốc Hùng Phát là 523 cao gấp 2,6 lần số khoản mục bán ra của sản phẩm khác. Doanh thu của thuốc là 3.987.196.930 đồng; tỷ lệ doanh thu từ thuốc chiếm 64,2% và tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm khác là 35,8%. Điều này chứng tỏ nguồn thu chính của nhà thuốc là các sản phẩm từ thuốc. Doanh thu của nhà thuốc Thu có doanh thu từ sản phẩm khác chiếm 27,43%, doanh thu từ thuốc chiếm 72,57% [20]. Doanh thu của nhà thuốc Bảo Trân, có doanh thu từ sản phẩm khác chiếm 31,31%; doanh thu từ thuốc chiếm 69,69% [16]. Cả hai nhà thuốc có doanh thu từ thuốc chiếm tỷ lệ cao, điều này chứng tỏ thuốc là hàng

43 hóa thiết yếu trong nhà thuốc trên.

Theo kết quả cơ cấu thuốc bán ra theo tên biệt dược, tỷ lệ doanh thu của thuốc biệt dược gốc cao hơn 17% so với tỷ lệ doanh thu của thuốc generic. Nhưng số khoản mục thuốc generic cao gấp 1,3 lần số khoản mục của biệt dược gốc. Đây là điều hợp lý, vì biệt dược gốc có giá thành sản phẩm cao, không phải người bệnh nào cũng có điều kiện sử dụng, nên số khoản mục của nhóm này ít. Còn nhóm thuốc generic, giá thành thấp, người bệnh dễ dàng sử dụng một cách an toàn, hợp lý. Nhà thuốc Bảo Trân, thuốc biệt dược gốc gồm 210 khoản mục chiếm 33,35% tổng doanh thu. Thuốc generic chiểm tỷ lệ thấp hơn với 231 khoản mục chiểm 27,83% doanh thu. Số khoản mục của thuốc generic và thuốc biệt dược gốc của nhà thuốc Bảo Trân có khoản mục gần bằng nhau [16], chênh lệch tỷ lệ không cao.

Kết quả cơ cấu thuốc bán ra theo đường dùng, doanh thu cao nhất là đường uống với tỷ lệ 73,6%. Kết quả này cũng rất hợp lý, bình thường người dân nếu như không có vấn đề đặc biệt thì thuốc dùng đường uống vẫn an toàn hơn các đường dùng khác. Đường dùng ngoài chiếm 24,3%; thuốc đặt chiếm 2,1%. Nhà thuốc Gia Nguyên tại quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh, đường uống chiếm tỷ lệ 77,31%; đường dùng ngoài chiếm 20,35%; thuốc đặt chiếm tỷ lệ 0,74%; đường dùng khác chiếm tỷ lệ 1,60% [18]. Hai nhà thuốc đều có tỷ lệ đường uống là cao nhất, thuốc đặt chiếm tỷ lệ thấp. Do nhu cầu người dân tự đi mua thuốc là chủ yếu, thường không vào bệnh viện, mà tự mua thuốc bên ngoài. Theo kết quả cơ cấu hàng hóa bán ra theo nguồn gốc, hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước có sự chênh lệch khá lớn; lần lượt có tỷ lệ 69,8% và 30,2%. Mặc dù hàng hóa sản xuất trong nước cao hơn 284 khoản mục so với hàng hóa nhập khẩu, nhưng doanh thu của 2 mặt hàng này lại không chênh lệch cao. Nhà thuốc Gia Nguyên tại quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh, có hàng hóa nhập khẩu chiếm tỷ lệ 39,5% và thấp hơn hàng hóa sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ60,47% [18]. Nhà thuốc Hoàng Dung tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, có tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu là 35% và hàng hóa sản

44

xuất trong nước là 65% [15].Hàng hóa sản xuất trong nước của hai nhà thuốc này chiếm tỷ lệ cao hơn hàng hóa hóa nhập khẩu, cùng với nhà thuốc Quốc Hùng Phát. Điều nay có thể do xu hướng người Việt ưu tiên dùng hàng Việt và một phần người dân thích dùng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. Những nhóm thuốc này phần lớn là sản xuất trong nước.

Kết quả cơ cấu thuốc bán ra theo nhóm thuốc kê đơn, nhóm thuốc không kê đơn; nhóm thuốc kê đơn chiếm 34,0%; nhóm thuốc không kê đơn chiếm tỷ lệ 66,0%. Nhóm thuốc kê đơn và nhóm thuốc không kê đơn chiếm tỷ lệ lần lượt là 38,4% và 61,6% doanh thu của nhóm kê đơn và không kê đơn năm 2019. Nhóm thuốc không kê đơn cao hơn so với nhóm thuốc kê đơn 167 khoản mục, nhưng doanh thu nhóm thuốc không kê đơn lại cao gấp 1,6 lần nhóm thuốc kê đơn. Đây cũng lầy điều hoàn toàn phù hợp, do nhà thuốc Quốc Hùng Phát ở xa bệnh viện và gần khu công nghiệp nhiều công nhân, nên nhóm thuốc kê đơn ít hơn là điều dễ hiểu. Trong khi đó, nhà thuốc Hoàng Dung tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương có tỷ lệ nhóm kê đơn là 29,43% và nhóm không kê đơn là 70,57% doanh thu nhóm thuốc kê đơn. Nhưvậy, cả hai nhà thuốc đều có tỷ lệ nhóm kê đơn và không kê đơn gần bằng nhau [15].

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của nhà thuốc quốc hùng phát tại thành phố biên hoà, tỉnh đồng nai năm 2019 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)