CƠ CẤU DANH MỤC HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH TM DP

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty tnhh tm dp quang vinh năm 2019 (Trang 44)

QUANG VINH 2019

4.1.1. Cơ cấu danh mục hàng hóa theo loại hàng hóa.

Trong năm 2019, Công ty đã tiến hành kinh doanh các loại hàng hóa nhƣ: thuốc hóa dƣợc và thuốc đông y, Công ty không có kinh doanh thực phẩm chức năng, vật tƣ y tế, mỹ phẩm nhƣng chủ yếu là kinh doanh thuốc hóa dƣợc. Hàng thuốc đông y Công ty cũng đã có kinh doanh một số mặt hàng tuy nhiên số lƣợng không nhiều. Nhóm thuốc hóa dƣợc của công ty với doanh thu đạt 18.790.350 nghìn đồng chiếm gần 90% doanh số bán. Điều này cho thấy rõ hoạt động của Công ty chủ yếu là thuốc hóa dƣợc. Tuy nhiên, việc doanh thu rất thấp từ các mặt hàng đông y có thể là do công ty chƣa chú trọng khai thác các mặt hàng trên lĩnh vực này. Thuốc Đông y của Công ty một nửa là hàng công ty gia công, và là sản phẩm mới, chƣa có đầu tƣ về giới thiệu sản phẩm, và hình ảnh Công ty nên việc thâm nhập thị trƣờng còn nhiều khó khăn. Công ty chƣa khai thác nhiều mà chủ yếu là thuốc hóa dƣợc, giá thành thấp.

Năm 2019, doanh thu mặt hàng thuốc Đông y tại Công ty là 2,175 tỷ đồng. Doanh thu mặt hàng thuốc hóa dƣợc của Công ty năm 2019 gấp 8,6 lần doanh thu mặt hàng thuốc Đông y. Tuy nhiên, với xu hƣớng chung của ngành dƣợc, phát triển thuốc Đông y, việc sử dụng thuốc của ngƣời dân cũng ngày càng có nhu cầu sử dụng thuốc Đông y. Chính vì thế, bộ phận kinh doanh của Công ty đã tiến hành hoạt động khai thác các sản phẩm Đông Y có thƣơng hiệu trên thị trƣờng để giúp hoạt động kinh doanh tăng cao doanh thu, lợi nhuận.

4.1.2. Cơ cấu hàng hóa theo xuất xứ

Trong năm 2019, Công ty chỉ kinh doanh các mặt hàng có nguồn gốc sản xuất trong nƣớc với những mặt hàng thuốc hóa dƣợc và đông y thông dụng, với nhiệm vụ chính là phân phối, kinh doanh dƣợc phẩm, Công ty đã tiến hành ký kết với nhiều doanh nghiệp, bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc để tiêu thụ hàng hóa.

Nguồn hàng của công ty có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thuận lợi cho việc quản lý chất lƣợng thuốc. Tuy nhiên, để tăng thêm doanh thu và mở rộng thị trƣờng, công ty cần khai thác thêm các mặt hàng thuốc nhập khẩu chất lƣợng cao từ các công ty dƣợc phẩm lớn.

Với chiến lƣợc phát triển mặt hàng công ty, thì số lƣợng mặt hàng công ty kinh doanh là còn thấp, một phần do sức cạnh tranh từ các công ty dƣợc trong và ngoài nƣớc, một mặt đến từ việc mặt hàng của công ty còn hạn chế về mẫu mã và các chƣơng trình chăm sóc khách hàng.

4.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý

Ta thấy nhóm thuốc điều trị giảm đau, hạ sốt, kháng viêm chiếm tới 33,4% cao nhất so với các nhóm còn lại, đây là nhóm thuốc chủ lực của công ty trong nhóm thuốc hóa dƣợc với doanh thu gần 10 tỷ đồng chiếm trên 50% doanh thu của nhóm này.

Ta thấy cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý phù hợp với mô hình bệnh tật của Việt Nam là một nƣớc đang phát triển. Theo kết quả nghiên cứu tại Hòa Bình năm 2017, nhóm thuốc tiêu hóa, chống dị ứng, nhóm giảm đau hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc xƣơng khớp, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là các nhóm có tỷ lệ lớn nhất [16].

Về nhóm thuốc đông y, phần lớn cũng là thuốc điều trị cảm ho, với điều kiện môi trƣờng ở Việt Nam cũng là một lợi thế, tuy nhiên là nhóm thuốc giá rẻ nên doanh thu mang về chƣa đến 10%. Một nhóm lợi thế nữa ở thị trƣờng đông y Việt Nam là thuốc về xƣơng khớp khi dân số Việt Nam đang

già hóa dần, bằng chứng là tuy chỉ với 2 mặt hàng nhƣng đã mang lại doanh thu cao nhất nhóm này với với 1,435 tỷ đồng chiếm 65,9%.

4.1.4 Cơ cấu danh mục thuốc theo hình thức bán hàng

Công ty kinh doanh chủ yếu các mặt hàng trong đấu thầu (bao gồm bán cho các bệnh viện, cơ sở y tế công lập, ,...). mang về doanh thu cao nhất với 16,9 tỷ đồng chiếm trên 80% doanh thu. Mặc dù thế mạnh của Công ty là hàng trong đấu thầu nhƣng Công ty cũng nên phát triển thêm các mặt hàng ngoài thầu vì hiện tại Công ty đang có lợi thế về thị trƣờng, có thể đẩy mạnh kinh doanh thêm các mặt hàng mang đến lợi nhuận cho Công ty. Hiện nay giá đấu thầu liên tục giảm trong khi các yếu tố đầu vào lại tăng, cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt, công ty nên có kế hoạch phát triển thêm số lƣợng các mặt hàng theo hình thức bán ngoài đấu thầu để tăng doanh thu trong các năm tiếp theo.

Cơ cấu hàng hóa theo kênh công ty, bệnh viện, nhà thuốc, quầy

thuốc.

Công ty lại tập trung vào 2 lĩnh vực: lĩnh vực thứ nhất là các BVĐK của các huyện lân cận trong tỉnh Bình Dƣơng nhƣ BVĐK huyện Bến Cát, BV Mỹ Phƣớc, Tân Uyên và các cơ sở y tế trong tỉnh có quy mô giƣờng bệnh thấp (BV nội tiết, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Ban BVCSSK tỉnh). Đây là một lợi thế nhƣng cũng là hạn chế của Công ty trong đấu thầu. Về lợi thế, với danh mục thuốc nhƣ hiện tại là phù hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn, với các Công ty lớn thì đây không phải là thị trƣờng mục tiêu nên Công ty có ít sự cạnh tranh từ các Công ty khác. Nhƣng đây cũng là hạn chế của Công ty khi không đủ năng lực tham gia các gói thầu có giá trị lớn, nhiều thuốc chuyên khoa. Đó là lý do mà trong danh sách trúng thầu cung ứng thuốc không có tên các bệnh viện lớn trong tỉnh, dẫn đến doanh thu của Công ty còn thấp; lĩnh vực thứ 2, với lợi thế là hệ thống bán lẻ với 80 nhà thuốc có sẵn

trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng và các vùng lân cận, đây là khu vực giúp cho Công ty có sự ổn định lâu dài. Công ty cũng không chú trọng vào thị trƣờng bán buôn, vì khoảng cách địa lý từ Công ty đến các trung tâm phân phối dƣợc phẩm lớn ở Bình Dƣơng chỉ khoảng trên 60 km, thuận tiện về giao thông, liên lạc, các mặt hàng thuốc phong phú.

Công ty đang định hƣớng tìm kiếm những khách hàng lớn, lâu dài là các bệnh viện nhằm mang lại doanh thu cao và ổn định, không cần tìm kiếm nhiều khách hàng bán lẻ nhƣ hiện tại nhƣng vẫn đạt doanh số bán cao với doanh thu đạt cao nhất là 17,85 tỷ đồng chiếm 85%, tuy nhiên muốn tăng doanh số bán hơn nữa, công ty cần phải khai thác thêm các khách hàng tiềm năng khác là các công ty phân phối trong địa bàn tỉnh nhà và lân cận.

Việc cung ứng thuốc cho bệnh viện chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu. Mặc dù vậy, để hoàn thành nhiệm vụ cung ứng đủ thuốc đạt tiêu chuẩn cho nhân dân trong địa bàn, Công ty cũng có chính sách duy trì kênh bệnh viện và phát triển kênh bán lẻ, từ đó nâng cao chất lƣợng thuốc cung ứng, tăng doanh thu và lợi nhuận cả 3 kênh.

Tuy nhiên, do kênh bệnh viện tƣơng đối ổn định về số lƣợng và công nợ nên Công ty có thể vẫn nên có biện pháp chiến lƣợc để tăng số lƣợng mặt hàng vào kênh này để có thể tăng doanh thu và lợi nhuận.

4.1.5 Về cơ cấu hàng tồn kho của công ty năm 2019

Các mặt hàng tồn kho nhiều là Povidin, Thuốc phong tê thấp do nhu cầu thị trƣờng thấp, thời gian sử dụng sản phẩm khá lâu. Bên cạnh đó, Prednison mặc dù có doanh số bán ra cao nhất, nhƣng lƣợng tồn kho cũng khá cao do lƣợng nhập hàng đầu kỳ lớn.

Lƣợng hàng tồn kho năm 2019 cao do với cơ chế đấu thầu tập trung vào các bệnh viện nhƣ hiện nay thì lƣợng hàng tồn kho nhiều sẽ có ƣu điểm là có thể cung cấp đầy đủ, kịp thời khi có nhu cầu đột biến. Đồng thời khi dự trữ hàng trong kho nhiều có thể đề phòng sự tăng giá đầu vào. Bên cạnh những

ƣu điểm thì lƣợng hàng tồn kho nhiều cũng luôn tỷ lệ với những rủi ro nhất định, vì đặc thù của dƣợc phẩm là loại hàng hóa có hạn sử dụng tƣơng đối hẹp. Do đó cũng không nên dự trữ quá nhiều hàng làm phát sinh chi phí quản lý, ứ đọng vốn trong quá trình kinh doanh.

4.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2019 2019

4.2.1. Doanh thu, lợi nhuận bán hàng của Công ty

Các nhà kinh tế luôn quan tâm đến hiệu quả kinh tế vì mục đích là thu về lợi nhuận cao nhất. Vì vậy khả năng sinh lời là yếu tố then chốt quyết định một loạt các chính sách và chiến lƣợc của đơn vị. Tỷ số này cho thấy khả năng sinh lời của một đồng vốn hay một đồng tài sản của công ty và có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị.

Từ bàng số liệu doanh thu của công ty năm 2019 là 20.96 tỷ đồng, 100% từ hoạt động bán hàng, công ty không có doanh thu từ hoạt động tài chính và hoạt động khác.

Công ty tiêu thụ hàng hóa trên 2 kênh chính: kênh đấu thầu thuốc cho bệnh viện và bán lẻ, bán sỉ qua các kênh khác. Trong năm 2019, doanh thu của công ty theo kênh đấu thầu bệnh viện chiếm tới 80,7%. Bán qua các kênh khác chiếm trên 19,7%.

Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên doanh thu của doanh nghiệp năm 2019 là 6,2% cho thấy cứ một 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 6,2 đồng lợi nhuận, với chỉ số này cho thấy sự hiệu quả kinh doanh của công ty chƣa tốt so với các doanh nghiệp trong ngành.

ROE đạt 25,9 % tức là cứ 100 đồng VCSH thực hiện trong năm thì thu đƣợc 25,9 đồng lợi nhuận và ROA tỷ lệ là 3.1% tức là cứ 100 đơn vị tài sản đƣa vào kinh doanh đem lại 3,1 đồng lợi nhuận sau thuế.

Mặt hàng Prednison với doanh số 7 tỷ chiếm 42% và lợi nhuận gộp 1,5 tỷ chiếm 43,5% cao nhất so với 5 mặt hàng có doanh thu cao của công ty. Mặt hàng Itamekacin, Methyl Prenisolon, vitamin 3B có lợi nhuận gộp ở mức trung bình dƣới 20%. Tỷ lệ LN/DT của 5 mặt hàng có doanh thu, lợi nhuận gộp cao nhất năm 2019 chênh lệch không nhiều, dao động từ 19-24%, tỷ lệ cao nhất thuộc về mặt hàng Itamekacin đạt 24%, tỷ lệ cao thứ 2 thuộc về mặt hàng Prednison, mặc dù Prednison có doanh thu và lợi nhuận gộp mang về cao nhất. Đây là những mặt hàng độc quyền (số đăng ký, nồng độ/ hàm lƣơng, dạng bào chế…). Những mặt hàng này đa số trúng thầu nhiều cơ sơ y tế khi tham gia đấu thầu với số lƣợng trúng thầu lớn nên chiếm doanh thu rất cao.

Doanh thu của công ty từ tháng 1-6 chiếm khoảng 4,5-6% doanh thu của cả năm, bắt đầu sang tháng 7 doanh thu tăng dần từ 8% lên đến 17,6% vào tháng 12 tƣơng ứng khoảng 3.7 tỷ đồng. thời gian tháng 7 thƣờng hay kết thúc thời gian hiệu lực hợp đồng những đơn vị ký hợp đồng cam kết phải mua hết số lƣợng trên hợp đồng hoặc đƣợc phép mua vƣợt 20% số lƣợng cam kết theo thông tƣ 15 của Bộ y tế cho phép.

Lợi nhuận gộp từ tháng 1-6 cũng dao động trong khoảng 4,3-6%, từ tháng 7-12 tăng từ 8,2% lên 17,8% ở tháng 12.

Tỷ lệ LN/DT ổn định giữa các tháng, dao động từ 20-21%.

4.2.2 Chi phí kinh doanh của Công ty

Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại chi phí là giá vốn hàng bán, chiếm tỷ lệ 85,8%. Giá vốn hàng bán là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động với nhiều lý do do đặc thù của công ty thƣơng mại.

Trong năm 2019, chi phí bán hàng chiếm tỉ lệ 13,8% (2.664.143.267 VNĐ), chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 0,4% (82.396.154 VNDĐ). Điều này cho thấy chiến lƣợc kinh doanh của Công ty đang thực hiện là rất rõ ràng.

Công ty đã áp dụng có hiệu quả chiến lƣợc “đẩy” trong chính sách phân phối của marketing. Do vậy, với những mặt hàng bán buôn, Công ty chỉ để chi phí ở mức 7%-8%. Với mức chi phí (chiết khấu bán buôn) thấp nhƣ vậy nên doanh thu từ bán buôn thuốc có doanh số thấp nhất (19,0%).

4.2.3 Các hệ số thanh toán

Tình hình tài chính của cty thể hiện rỏ nét qua khả năng thanh toán của danh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả năng tài chính mà doanh nghiệp có đƣợc để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Năng lực tài chính đó tồn tại dƣới dạng tiền tệ (tiền gửi, tiền mặt….) Các khoản thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền nhƣ: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán…. Các khoản nợ doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải trả cho ngƣời bán hoặc ngƣời mua đặt trƣớc, các khoản thuế chƣa nộp ngân sách nhà nƣớc, các khoản trả lƣơng….

Hệ số thanh toán tổng quát phản ánh khái quát mối quan hệ giữa tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng nợ phải trả. Nó cho biết cứ trong một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản phải trả. Hệ số thanh toán tổng quát của công ty là 1,13 >1 chứng tỏ lƣợng tài sản hiện có hoàn toàn đáp ứng đƣợc cái khoản nợ tới hạn, điều này cho thấy độ an toàn của công ty ở chấp nhận đƣợc.

Hệ số thanh toán ngắn hạn phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn và tài sản ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải thanh toán trong kỳ kế toán, do đó doanh nghiệp phải dùng thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển một phần tài sản đó thành tiền. Hệ số thanh toán ngắn

hạn của công ty cũng thấp ở mức 1,03 so với mức an toàn 2,0. Điều này cho thấy công ty khó có thể đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và các chủ nợ cũng không thể yên tâm thu hồi đƣợc khoản nợ của mình khi đáo hạn. Hệ số này thấp hơn so với 1 số công ty dƣợc khác nhƣ công ty TNHH Đông Nam Pharma là 1,6 năm 2019 [23].

Hệ số thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0,96< 1 nằm ở mức an toàn trung bình là 0,5-1,0 thấp hơn so với công ty TNHH Đông Nam Pharma là 1,36 năm 2019 [23]. Tƣơng tự hệ số thanh toán nhanh của cty TV. PHARM năm 2016 và 2017 lần lƣợt đạt 2,0 và 2,5 cũng lớn hơn công ty rất nhiều.

4.2.4. Năng suất lao động và thu nhập bình quân của CBCNV của Công ty 2019

Năng suất lao động bình quân là lƣợng sản phẩm và dịch vụ mà trung bình mỗi cán bộ công nhân viên tạo ra. Đây là nhân tố đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và đời sống con ngƣời đƣợc nâng cao.

Năng suất lao động bình quân của CBCNV Công ty năm 2019 đạt gần 1,4 tỷ đồng. Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng thuốc ở góc độ bán lẻ, cũng nhƣ thị trƣờng bệnh viện. Có thể một phần do hình thức đấu thầu tập trung, kết quả dự thầu thấp, mặt hàng trúng thầu ít, đơn điệu cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới doanh thu của cả Công ty. Năm 2019, Công ty đạt mục tiêu so với kế hoạch đầu ra, đó là tín hiệu tốt chứng tỏ Công ty đã quản lý nhân lực, điều hành hoạt động kinh doanh hợp lý, hiệu quả, sắp xếp công việc đúng vị

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty tnhh tm dp quang vinh năm 2019 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)