Giá trị nội dung

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT LÃNG MẠN CỦA VICTOR HUGO QUA TIỂU THUYẾT “NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS” (NOTRE DAME DE PARIS, 1831) (Trang 25 - 26)

Tác phẩm Nhà thơ Đức bà Paris đã thể hiện sự vươn lên đến một tầm cao triết lý, qua cách Victor Hugo mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã mang đến cho tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại.

Cuốn tiểu thuyết không chỉ tô điểm vẻ đẹp vĩ đại và thiêng liêng của nhà thờ Đức bà Paris mà còn phơi bày bộ mặt đầy sai trái của xã hội Pháp lúc bấy giờ: Một xã hội nơi mà vô vàn nghịch lý được giấu dưới lớp vẻ ngoài hào nhoáng. Nghịch lý rằng những con người đáng lẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc lại phải kết thúc cuộc đời trong bi thương; những người không xứng đáng lại sống an nhàn, vui vẻ. Hình ảnh tương phản giữa số phận của đại úy Phoebus và chàng trai Quasimodo đã thể hiện rõ rệt điều đó. Đó còn là sự bất công về giai cấp, phân hóa giàu nghèo quá sức rõ rệt. Hay phải nhắc đến hình tượng nhân vật Phó giám mục Claude Frollo, một người uyên thông sống trong sự tu hạnh u uẩn, hà khắc lại bị nàng Esméralda chinh phục để rồi dần mất đi bản chất ban đầu, trở thành một con quỷ đội lốt tu hành. Victor Hugo đã kín đáo gửi đến cho các đức giáo hoàng, các linh mục trong nhà thờ kia một nụ cười đầy mỉa mai, châm biếm. Nhưng trên hết, tác phẩm đã góp phần trả lời cho câu hỏi muôn đời: “Thế nào là một tình yêu thực

sự?” Ba tình yêu vùng vẫy trong sự tuyệt vọng, ba gam màu tình yêu khác nhau trong

sự của mình. Tình yêu của thằng gù, được định nghĩa bằng sự hi sinh, thứ tình yêu đẹp nhất, cao thượng nhất.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT LÃNG MẠN CỦA VICTOR HUGO QUA TIỂU THUYẾT “NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS” (NOTRE DAME DE PARIS, 1831) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w