- Xuân Diệu nhận xét: Đọc bài thơ Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng 1,0
2. Yêu cầu về nội dung:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cơ bản nêu được những ý sau:
- Giải thích ngắn gọn về ý nghĩa câu thơ: trước cảnh thu đẹp nhà thơ nổi hứng muốn làm thơ, nhưng không làm được vì thẹn với nhân cách cao khiết của Đào Tiềm, một nhà thơ, danh sĩ
treo ấn từ quan từ đời Tấn ở Trung Hoa thời cổ trung đại. Thẹn với cổ nhân cũng là tự thẹn với lòng mình, đó là cái thẹn khiến tư cách con người sang trọng hơn, cao quý hơn.
- Vì sao người tử tế giàu lòng tự trọng phải biết thẹn với người đời và tự thẹn? Bởi đó là khi tiếng nói của lương tâm, lương tri, lương năng trong mỗi con người lên tiếng phán xét không khoan nhượng trước những yếu kém không đúng, không phải, thậm chí những hèn kém, lỗi lầm của chính mình để vượt lên hướng thiện, hướng tới những giá trị người cao đẹp. Nó giữ cho con người không bị rơi vào tình trạng vô liêm sỉ, đánh mất lòng tự trong, mất tư cách người…
- Mở rộng: Con người không chỉ cần biết thẹn, biết cúi đầu trước những gì là vẻ đẹp người cao đẹp, mà còn phải biết ngẩng đầu trước cái xấu cái ác, cái đê tiện, không sợ cường quyền bạo ngược và thế lực của đồng tiền phi nghĩa. Biết thẹn trước cái gì đáng thẹn, biết tự hào trước những gì đáng tự hào, biết sợ và cũng không biết sợ tức phải cương nhu đúng và trúng để không rơi vào tình trạng thảm hại tự ti quá mức hay bi hài vì không biết mình là ai. Biết ngẩng đầu và cúi đầu trước cái đẹp đã có một truyền thống lâu đời của người Việt ta (Phạm Ngũ Lão trong Thuật hoài, Nguyễn Khuyến còn nhiều lần nhắc đến chữ thẹn trong thơ mình, Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù… Thực trạng tình trạng không biết thẹntrong xã hôi đương đại (chạy chức chạy
quyền, chạy dự án, chạy bằng cấp, chạy danh hiệu, các vụ án tham nhũng lớn…) đây là vấn nạn nhức nhối cần lên án, loại trừ.
- Bài học chân thành thiết thực cho bản thân.