TIẾN TRÌNH LÀM BÀI KIẾN

Một phần của tài liệu MEGA 2020 SIÊU tốc LUYỆN đề THPT QUỐC GIA NGỮ văn lớp 12 (Trang 53 - 91)

- Bên cạnh đó, hành động Mị chạy the oA Phủ còn là hành động Mị hiện thực hóa khát vọng tự do, đến với ánh sáng Cách mạng.

TIẾN TRÌNH LÀM BÀI KIẾN

bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ

- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt. - Dạng bài: Phân tích chi tiết nghệ thuật.

- Yêu cầu: Phân tích chi tiết dòng nước mắt bà cụ Tứ để làm rõ vẻ đẹp tình mẫu tử của nhân vật

TIẾN TRÌNH LÀM BÀIKIẾN KIẾN

THỨC

HỆ

CHUNG 0.5 điểm

Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm

- Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn. Hay nói cách khác, Nhà văn Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất của nền Văn học Việt Nam đương đại, là người đã viết những trang hay nhất về làng quê bằng cả lòng yêu thương, sự gắn bó và trái tim hết mực chân thành.

- Tác phẩm nằm trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của tmyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lặp lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết tmyện ngắn này.

Giới thiệu nhân vật 0.5 điểm

- Bà cụ Tứ là mẹ của Tràng, cũng là dân xóm ngụ cư, bà là người phụ nữ đã mất chồng, chịu cảnh “mẹ góa, con côi”. Nhân vật này xuất hiện ở giữa câu chuyện, hiện lên qua cái dáng lom khom (đó là dáng hình của một người đã lớn tuổi, cái lưng còng như đã hứng chịu cả một đời gió sương, hơn nữa, lom khom còn vẽ lên cái dáng hình gầy guộc), tiếng ho húng hắng (sự ốm yếu, cái đặc trưng của người già), và miệng thì lẩm bẩm tính toán (có lẽ cả đời bà, vì không còn chồng, nên chẳng phút thảnh thơi, phải lo chắt chiu, ki cóp, phải lo từng đồng, từng bữa, và tội nghiệp thay, đến cả lúc già cả, gần đất xa trời, cái toan tính vẫn chẳng thể bỏ được, cái khốn khổ, trách nhiệm đã đeo đẵng cả cuộc đời bà).

TRỌNG TÂM 4.0 điểm

Phân tích 3.0 điểm

- Đoạn 1: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khó ấy

còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

+ Khi nghe Tràng giới thiệu về người vợ nhặt, bà lão chỉ cúi đầu nín lặng. Cái nín lặng của người mẹ già đã hiểu ra bao cơ sự. Từ sự phấp phỏng, ngạc nhiên ban đầu, bà đã hiểu được gần như đầy đủ. Từ cái cúi đầu nín lặng đến hiểu ra bao cơ sự là cả một sự ứng xử khéo léo, bao dung mà độ lượng. Cái cúi đầu hiểu ra bao cơ sự cũng chứng tỏ sự thấu hiểu và từng trải lẽ đời. Bà đã giải được những éo le, lạ lùng trong ngôi nhà mình lúc bấy giờ. Là những chuyện khó nói, mà Tràng không nêu rõ, có thể là điều mà người phụ nữ kia sẽ thấy xấu hổ khi được hỏi hoặc được nói ra thẳng thắn. Bà hiểu ra, và bà không nỡ hỏi. Đó là trí tuệ của một người đã từng trải, và đó là trái tim của một người mẹ vị tha, nhân hậu.

+ Trong nội tâm của bà cụ Tứ, bao ngổn ngang, bối rối. Mà trong những nỗi niềm đó, có một chữ lo. Đó là cái lo không biết chúng nó có nuôi được nhau qua cảnh khốn khó này không. Cái đói, dường như phủ đầy trong cuộc sống, xâm lấn vào tận mỗi tế bào. Vì thế, chuyện hỉ sự, vậy mà, người ta vẫn còn nhức nhối vì lo, vì sợ.

- Đoạn 2: Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo,

cũng chả ai người ta chấp nhặt chỉ cái lúc này. cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá... Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.

+ Hình ảnh dăm ba mâm cho thấy được sự chu đáo và trân trọng người con dâu của bà cụ Tứ. Chỉ là cô gái tầm phơ tầm phào anh cu Tràng nhặt ngoài đường ngoài chợ, nhưng bà không muốn vì thế mà cô bị rẻ rúng. Làm dăm ba mâm để cho cô một thân phận, thế mới thấy người mẹ nghèo thật sâu sắc và tinh tế.

+ Hình ảnh dòng nước mắt lại xuất hiện như cả một bầu trời thương lo và trách nhiệm của người mẹ nghèo. Bà không chỉ thương con, còn thấy mình có lỗi với con. Là mẹ, không lo được cho con, trong xúc cảm người mẹ, thấy trào dâng niềm hờn tủi.

Bình luận 0.5 điểm

Có thể nói cả hai lần xuất hiện hình ảnh dòng nước mắt, ta đều thấy vẻ đẹp bà cụ Tứ hiện lên, đó là lòng thương con vô hạn.

- Bằng tài năng và tấm lòng đồng cảm sâu sắc, Kim Lân đã dựng lên “hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945”. Nhân vật bà cụ Tứ được khắc họa chủ yếu qua sự vận động trong nội tâm nhân vật. Ngoài ra, qua những lời nói, cử chủ, hành động của nhân vật ta cũng có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con sâu sắc. Đặc biệt với chi tiết dòng nước mắt cài vào và lặp lại, ta thấy một sự am hiểu tâm lý rất sâu và tinh của nhà văn. Người già hay lo nghĩ, cũng hay tủi hờn, dòng nước mắt làm ta nhớ đến cái dáng quen thuộc của những người bà, người mẹ nông thôn lam lũ mà cần cù, một đời lo cho con, tất cả vì con.

ĐỀ SỐ 9

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 – 2020MÔN THI: NGỮ VĂN MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

... “(l) Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng để ý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ.

(2) Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện - đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em.

(3) Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

(4) Ngài phải dạy cho con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất dai. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình..”.

(Trích “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ ” - Xi-at-tơn, theo tài liệu Quản lí môi trường phục vụ phát triển bền

vững, dẫn theo Ngữ vãn 6, tập 2)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chữc năng nào? Xác định phương thức biểu đạt chính được sử

dụng trong văn bản?

Câu 2. Nêu đề tài và mục đích của đoạn trích?

Câu 4. Đoạn trích khơi gợi ở anh/chị tình cảm gì? Vì sao? II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm). Bằng hiểu biết của minh và qua ý kiến của người viết trong đoạn trích, hãy bàn luận về quan

niệm: “Đất là Mẹ ” và thái độ của con người ngày nay đối với đất đai (trong một đoạn văn khoảng 200 chữ).

Câu 2 (5 điểm). Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài có hai lần nhắc đến hình ảnh sợi dây trói:

Lần thứ nhất: A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng

Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong, A Sử thắt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi phẩy tay tắt đèn, đi ra khép cửa buồng lại. Trong bóng tối, Mị đứng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn.

Lần thứ hai: Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết

người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết.

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Từ việc phân tích hai đoạn trên, anh/chị hãy cho biết và đánh giá vấn đề nhân sinh nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu Yêu cầu Điền câu trả lời

Câu 1 Nhận biết về kiến thức

Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt/chính luận. Vì văn bản này là bức thư trao đổi giữa vị thủ lĩnh với Tổng thống Mỹ Franklin, nêu quan điểm về vấn đề bán đất và bảo vệ môi trường sống của người da đỏ.

Câu 2 Nhận biết và thông hiểu

Đề tài của đoạn văn là vấn đề môi trường. Mục đích của người viết là kêu gọi và khuyên bảo người da trắng cần thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên, cần biết tôn trọng và bảo vệ môi trường sống.

Câu 3 Nhận biết và thông hiểu

- Phép lặp: Lặp từ: không khí, người da trắng, Ngài, chúng tôi, nếu,... Lặp cấu trúc câu: “Nếu...., Ngài.... ”

- Phép thế: Chúng tôi thay thế cho người da đỏ

- Phép nối: nhưng nối câu thứ ba và câu thứ tư của đoạn

- Phép liên tưởng: Trường từ vựng về thiên nhiên: không khí, muông thú, cây cối,

con người, mảnh đất, ngọn gió, làn gió, hương hoa đồng cỏ,...

- Trường từ vựng về con người: người da đỏ, hít thở, người da trắng, linh hồn,

cuộc sống, cha ông,...

Đoạn trích khơi gợi tình yêu thiên nhiên, tôn trọng tự nhiên và ý thức bảo vệ gìn giữ môi trường. Bởi vì:

Câu 4 Vận dụng + Thiên nhiên là bà mẹ của cuộc sống trên Trái Đất này, mà con người chỉ là một phần của sự sống đó.

+ Tác giả nhắc đến thiên nhiên với thái độ trân trọng, quý giá.

II. LÀM VĂN (7 điểm)Câu 1 (2 điểm) Câu 1 (2 điểm)

Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:

- Xác định đúng vấn đề nghị luận.

- Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí. - Đảm bảo bố cục: mở - thân - kết, độ dài 200 chữ.

- Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đảm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung: Có nhiều hướng trình bày ý kiến, sau đây chỉ là một gợi ý:

Câu Nội dung Đoạn văn

Giải thích 0.25 điểm

+ Vấn đề + Giải thích

- “Đất là Mẹ Đất nghĩa hẹp là đất đai, nghĩa rộng là Trái Đất, tức mọi thứ

của tự nhiên. Mẹ ban cho mỗi người sự sống, chăm sóc và nuôi dưỡng cả thân thể và tâm hồn.

=> Đất cũng vậy. Đất sinh ra con người, cho con người nơi ở, nước uống, thức ăn, đồ mặc,.... Đất nuôi dưỡng tâm hồn con người bằng những đồi hoa, bằng những vườn trái chín, bằng con sông uốn lượn,...

- Quan niệm đúng đắn, cách ví von giản dị mà giàu sức gợi tả, dù hàng tẳm năm vẫn ý nghĩa và thiết thực

Phân tích/ Bình luận 1.0 điểm

Lý giải - Vì sao tác giả coi “Đất là Mẹ”?

+ Vì đó là quan niệm từ cổ xưa: Đất mẹ, thần đất mẹ Gaia, Đemete,... + Vì Đất là khởi nguyên và liên quan trực tiếp đến sự sống con người. => Cách so sánh gợi được vai trò của Đất với nhân loại.

- Ngày nay, ta chưa hiểu được tầm quan trọng của đất, ta đang tàn phá đất đai, đó là tự hủy hoại mình.

- Khai thác đất đai là cần thiết cho cuộc sống, nhưng không vì thế mà tàn phá tài nguyên đất.

Mở rộng 0.25 điểm

Cần có cái nhìn như thế nào?

+ Ý thức: bảo vệ đất đai là bảo vệ cuộc sống.

+ Cần phục hồi những miền đất bị con người biến thành khô cằn, sỏi đá. + Biện pháp khai thác bền vững.

Liên hệ 0.5 điểm

Bài học cho bản thân

Quý trọng đất đai, nhất là một đất nước có lịch sử văn hóa nông nghiệp.

Câu 2 (5 điểm)

Yêu cầu chung: 0.5 điểm

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỳ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

- Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ

- Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ - Dạng bài: Phân tích

- Yêu cầu: Làm nổi bật hình tượng Mị trong đêm tình mùa xuân và trong đêm mùa đông từ đó thấy được ý nghĩa giá trị của hình ảnh sợi dây trói và tư tưởng nhà văn gửi gắm.

TIẾN TRÌNH LÀM BÀIKIẾN KIẾN

THỨC

HỆ

THỐNG Ý PHÂN TÍCH CHI TIẾT

CHUNG 0.5 điểm

Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm

- Tô Hoài - nhà văn xuất sắc trong nền Văn học Việt Nam hiện đại. Là nhà văn giỏi về phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, về miêu tả thiên nhiên, các phong tục tập quán, tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có.

- Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề

Một phần của tài liệu MEGA 2020 SIÊU tốc LUYỆN đề THPT QUỐC GIA NGỮ văn lớp 12 (Trang 53 - 91)