SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIAI ĐOẠN TĂNG TỐC

Một phần của tài liệu MEGA 2020 SIÊU tốc LUYỆN đề THPT QUỐC GIA NGỮ văn lớp 12 (Trang 106 - 113)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIAI ĐOẠN TĂNG TỐC

LỰC GIAI ĐOẠN TĂNG TỐC 1

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 – 2020MÔN THI: NGỮ VĂN MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“(1) Người cùng tôi bên bờ biển bão Người cùng tôi đầu ngọn gió mùa Người vỡ rừng mở đất bao la Bàn tay chai làm ra tất cả Làng xóm, đền đài, thành phố

Tháp bút cao, điệu múa, những cung đàn Đi chân không, người thêu vạn hài cong Mặc vải nâu, người dệt muôn sắc lụa Không biết chữ, người làm ra tục ngữ

Những thuyền to, chuông lớn, những vườn cây... Người làm nên cuộc đời

[...]

(2)Đôi khi người nỗi giận

Đôi khi thôi, nhưng thật là khủng khiếp Như gió điên, như nước phá tung bờ Người vung tay: cung điện ra tro Người xô khẽ, thế là nhào, vua chúa Người phân xử công minh ít bữa Chia áo cơm khắp lượt dân nghèo Rồi lại về cày ruộng, chăn trâu,

Đơm cá, bế con, nuôi gà, nấu rượu ” [...].

(Lưu Quang Vũ, Người cùng tôi, dẫn theo Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ rõ và nêu tác dụng hai biện pháp tu từ được dùng trong các câu thơ: “Bàn tay chai làm ra tất

cả/Làng xóm, đền đài, thành phố/Tháp bút cao, điệu múa, những cung đàn ”.

Câu 3. “Người ” trong đoạn thơ trên chỉ ai? Dựa vào đoạn thơ (1) thì “Người đã làm nên cuộc đời ” ở

Câu 4. Anh/Chị ấn tượng nhất với câu thơ nào ở đoạn (1)? Vì sao? II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Trong văn bản trên, tác giả đã nêu lên sức mạnh khủng khiếp khi người nổi giận. Đó sẽ là “những trận cuồng phong” của lịch sử, xã hội. Còn trong thực tế đời sống, mỗi chúng ta cũng có những phút giây thịnh nộ, những thời khắc mà “ta không còn nhận ra ta”. Và hẳn nó sẽ mang đến những kết quả, hoặc hậu quả, không thể ngờ.

Bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy bàn luận về những phút giây giận dữ trong cuộc sống mỗi chúng ta.

Câu 2 (5 điểm)

Phân tích nhân vật Trương Ba để làm rõ bi kịch của một linh hồn bị đặt nhầm chỗ.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀII. ĐỌC HIỂU (3 điểm) I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu Yêu cầu Điền câu trả lời

Câu 1 Nhận biết về kiến thức

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

- Chú ý đếm số chữ trên một dòng thơ để tìm ra quy luật - Chú ý các vần điệu: cách gieo vần chân, vần lưng Câu 2 Nhận biết và

thông hiểu

Chỉ rõ và nêu tác dụng hai biện pháp tu từ được dùng trong các câu thơ: “Bàn tay

chai làm ra tất cả/Làng xóm, đền đài, thành phố/Tháp bút cao, điệu múa, những cung đàn

- Nêu vị trí của biện pháp nghệ thuật

- Nêu tác dụng về mặt hình thức và nội dung mà biện pháp nghệ thuật đóng góp cho câu thơ, văn bản

Câu 3 Nhận biết và thông hiểu

Người” trong đoạn thơ trên chỉ ai? Dựa vào đoạn thơ (1) thì “Người đã làm nên

cuộc đời ” ở những phương diện nào?

- Cần chú ý: rất nhiều câu trả lời sẽ sai với câu hỏi này. cần đọc kỹ đoạn thơ, để hiểu rõ nhân vật mà tác giả muốn nhắc tới, ngợi ca. Đây không phải là một nhân vật cụ thể, mà chỉ số đông, xuyên suốt trong chiều dài thời gian lịch sử, chiều rộng không gian địa lý.

Câu 4 Vận dụng Anh/Chị ấn tượng nhất với câu thơ nào ở đoạn (1)? Vì sao? - Cần nêu rõ câu thơ ấn tượng

- Lý giải được cái hay, cái đẹp của câu thơ - Nêu được ý nghĩa, thông điệp câu thơ mang lại

II. LÀM VĂN (7 điểm)Câu 1 (2 điểm) Câu 1 (2 điểm)

Câu Đoạn văn

Giải thích - Sự giận dữ Phân tích/

Bình luận

3 luận điểm quan trọng cần chỉ ra được: - Nguyên nhân của cơn giận dữ

- Tác hại của cơn giận dữ

- Làm sao để học cách kiềm chế cảm xúc Liên hệ - Liên hệ bản thân: tránh khô khan, công thức

Câu 2 (5 điểm)

Mở bài

- Dẫn vào vấn đề

- Nêu yêu cầu đề bài và phạm vi đề

Thân bài Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Lưu Quang Vũ và vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Phân tích nhân vật Trương Ba

+ Giới thiệu nhân vật + Bi kịch chết oan + Bi kịch tha hoá

+ Bi kịch bị người thân cự tuyệt + Bi kịch không được là chính mình - Đánh giá, bình luận

+ Cần làm bật lên về sự đau đớn, khổ sở và dẫn đến quyết định chết của Trương Ba - khẳng định: Trương Ba là nhân vật của những tấn bi kịch lớn.+ Đặc biệt đau khổ nhất chính là bi kịch không được là chính mình hay một linh hồn thanh sạch bị đặt vào một thân xác thấp hèn.

ĐỀ SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNGLỰC GIAI ĐOẠN TĂNG TỐC LỰC GIAI ĐOẠN TĂNG TỐC 2

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019 – 2020MÔN THI: NGỮ VĂN MÔN THI: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cách đây nhiều năm, khi xe hơi ở Việt Nam vẫn còn là thứ vô cùng xa xỉ, người bạn của tôi sau một thời gian quyết tâm dành dụm và vay mượn đã mua được một chiếc. Chỉ là một chiếc xe cũ thôi. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ anh chỉ là một nhà báo với thu nhập vừa phải và vẫn đang ở nhà thuê. Gia đình phản đối nói anh phung phí. Đồng nghiệp xì xầm rằng anh đua đòi. Bạn bè nghi ngại cho là anh học làm sang. Và anh tâm sự với tôi rằng: từ hồi còn nhỏ xíu, anh đã luôn mơ mình được ngồi sau vô lăng, được tự lái xe lên rừng xuống biển. Ước mơ đó theo anh mỗi ngày. Vì vậy anh đã gom góp suốt thời gian qua, cho đến khi có thể mua được một chiếc xe cho riêng mình. Chỉ thế thôi. Rồi anh nhìn tôi và hỏi: Tại sao tôi phải trì hoãn ước mơ chỉ vì sợ người khác đánh giá sai về mình? Sao tôi phải sống theo tiêu chuẩn của người khác?

Tôi không thể tìm ra một câu trả lời đủ thuyết phục cho câu nói đó. Bởi thế, tôi luôn mang theo câu hỏi của anh bên mình. Nó nhắc tôi rằng, rất nhiều khi chúng ta vì quá lo lắng về những điều người khác đã nói, sẽ nói và có thể nói mà không dám sống với con người và ước mơ đích thực của mình. [...]

(Phạm Lữ Ân, Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, dẫn theo petalia.org/song-dep)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2. Nêu tên và tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong phần văn bản sau: “Gia đình phản đối

nói anh phung phí. Đồng nghiệp xì xầm rằng anh đua đòi. Bạn bè nghi ngại cho là anh học làm sang. ”?

Câu 3. Hãy giúp anh bạn trong văn bản trả lời câu hỏi: Tại sao tôi phải trì hoãn ước mơ chỉ vì sợ người

khác đánh giá sai về mình? Sao tôi phải sống theo tiêu chuẩn của người khác?

Câu 4. Khi nhận giải thưởng VMA 2017, nữ ca sĩ Pink đã có bài phát biểu đặc biệt. Cô kể câu chuyện về

con gái mình khi cô bé tự nhận mình là “đứa con gái xấu xí nhất mà con từng biết”, nữ ca sĩ đã nói với con: - Khi người khác cười nhạo mẹ, họ nói rằng nhìn mẹ rất giống con trai đấy vì họ thấy mẹ thấy mẹ thể hiện quan điểm quá nhiều hay nhìn cơ thể mẹ quá vạm vỡ. Nhưng con thấy mẹ nuôi tóc dài không?

- Không ạ.

- Con có thấy mẹ thay đổi vóc dáng không? - Không mẹ ạ.

- Con có thấy mẹ thay đổi hình ảnh của mình trước công chúng không? - Không ạ.

- Có ạ.

- Vậy nên, con yêu à, chúng ta không việc gì phải thay đổi. Nếu cuộc đời cho chúng ta một hòn sỏi và một cái vỏ sò thì chúng ta sẽ làm ra ngọc trai. Chúng ta phải giúp những người khác thay đổi định kiến để họ nhận ra những vẻ đẹp khác.

(Dẫn theo http://cafef.vn) Anh/Chị suy nghĩ gì về thông điệp của Pink? (trình bày trong 5 -7 dòng)

II. LÀM VĂN (7 điểm)Câu 1 (2 điểm) Câu 1 (2 điểm)

Bằng đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy nêu quan điểm của anh/chị về sức mạnh của dư luận đối với mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại ngày nay?

Câu 2 (5 điểm)

Sóng là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh, thể hiện một tâm hồn luôn luôn trăn trở, khát khao được

yêu thương gắn bó. Anh/chị hãy bình giảng những khổ thơ sau đây để làm sáng tỏ nhận định trên:

“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương

HƯỚNG DẪN LÀM BÀII. ĐỌC HIỂU (3 điểm) I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu Yêu cầu Điền câu trả lời

Câu 1 Nhận biết về kiến thức

Nêu phương thức biếu đạt chính của văn bản trên?

- Chú ý cách diễn đạt trong văn bản thiên về tính: tự sự, miêu tả, biểu cảm hay nghị luận

Câu 2 Nhận biết và thông hiểu

Nêu tên và tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong phần văn bản sau:

“Gia đình phản đối nói anh phung phí. Đồng nghiệp xì xầm rằng anh đua đòi. Bạn bè nghi ngại cho là anh học làm sang. ”?

- Nêu tên, vị trí của biện pháp nghệ thuật

- Nêu tác dụng về mặt hình thức và nội dung mà biện pháp nghệ thuật đóng góp cho câu văn, văn bản

Câu 3 Nhận biết và thông hiểu

Hãy giúp anh bạn trong văn bản trả lời câu hỏi: Tại sao tôi phải trì hoãn ước mơ chỉ vì sợ người khác đánh giá sai về mình? Sao tôi phải sống theo tiêu chuẩn của người khác?

- Cần chú ý: câu hỏi này thiên về thông hiểu, do đó cần đọc kỹ văn bản, rút ra được ý nghĩa, thông điệp mà tác giả gửi gắm

Câu 4 Vận dụng Suy nghĩ gì về thông điệp của Pink? (trình bày trong 5 -7 dòng)? - Về nội dung: Trình bày, nêu rõ suy nghĩ, quan điểm cá nhân - Về hình thức: trong 5 đến 7 dòng, do vậy cần viết cô đọng, súc tích

II. LÀM VĂN (7 điểm)Câu 1 (2 điểm) Câu 1 (2 điểm)

Câu Đoạn văn

Giải thích - Dư luận, sức mạnh và tác động của dư luận

Phân tích/ Bình luận

3 luận điểm quan trọng cần chỉ ra được:

- Những tác động tích cực mà dư luận mang lại - Những tác động tiêu cực từ dư luận

- Làm sao để biết tiếp thu và vẫn giữ được quan điểm, suy nghĩ trước sự điều chỉnh của dư luận

Liên hệ - Liên hệ bản thân: tránh khô khan, công thức Câu 2 (5 điểm)

Mở bài - Dẫn vào vấn đề

- Nêu yêu cầu đề bài và phạm vi đề

Thân bài - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Xuân Quỳnh và thi phẩm Sóng

- Giải thích ý kiến: Cần làm rõ về ý kiến Sóng thể hiện một tâm hồn luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương gắn bó

+ Khao khát: thể hiện khát vọng mãnh liệt và mạnh mẽ

- Phân tích khổ 5 và 6 để làm sáng tỏ ý kiến (Chú ý phân tích cả nội dung và nghệ thuật của khổ thơ)

+ Khổ 5: Nỗi nhớ trong tình yêu + Khổ 6: Sự thuỷ chung trong tình yêu - Đánh giá, bình luận

+ Nhìn nhận đánh giá và khẳng định lại ý kiến nhận định sau khi phân tích Kết bài - Khái quát, mở rộng vấn đề

Một phần của tài liệu MEGA 2020 SIÊU tốc LUYỆN đề THPT QUỐC GIA NGỮ văn lớp 12 (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)