Phân tích sự biến đổi của chính thể cộng hòa qua các kiểu nhà nước

Một phần của tài liệu 35 CÂU HỎI THI THẬT - CÓ ĐÁP ÁN ÔN TẬP LÝ LUẬN CHUNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (Trang 37 - 42)

a. Nhà nước chủ nô

Chính thể cộng hòa ở nhà nước chủ nô có cả hai dạng là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc, trong đó cộng hòa dân chủ thể hiện điển hình ở nhà nước A- ten, chính thể cộng hòa quý tộc thể hiện điển hình ở nhà nước Sparte và nhà nước La Mã.

- Chính thể cộng hòa dân chủ:

+ Các cơ quan quyền lực nhà nước đều được hình thành bằng con đường bầu cử và hoạt động theo nhiệm kì.

+ Đại hội nhân dân là cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước. Đại hội họp theo kì, có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của nhà nước, thông qua hay phủ quyết các dự luật, bầu các viên chức của bộ máy nhà nước

+ Cơ quan hành chính cao nhất là hội đồng do đại hội nhân dân bầu ra với nhiệm kì một năm

+ Để mở rộng quyền dân chủ cho các công dân, nhà nước đã thực hành chế độ bầu cử các quan chức nhà nước bằng phương pháp bốc thăm.

- Chính thể cộng hòa quý tộc

+ Đại hội nhân dân vẫn tồn tại nhưng vai trò rất hạn chế.

+ Trong hội nghị, công dân không có quyền thảo luận, đóng góp ý kiến mà chỉ thể hiện sự đồng ý hay phản đối bằng những tiếng kêu thét.

+ Quyền lực nhà nước thực tế nằm trong tay hội đồng trưởng lão do giới quý tộc bầu ra. Hội đồng trưởng lão có quyền lập pháp và quyết định các vấn đề

quan trọng nhất của đất nước trước khi đem ra đại hội nhân dân thông qua một cách hình thức.

+ Hội đồng năm quan sát cũng do giới quý tộc bầu ra, là đại biểu của các thế lực quý tộc giàu có bậc nhât trong xã hội. Quyền hạn của nó bao trùm lên các cơ quan khác như giám sát hoat động của “vua” và hội đồng trưởng lão, triệu tập và chủ trì đại hội nhân dân, có quyền giải quyết mọi công việc ngoại giao, tài chính, tư pháp, kiểm tra tư cách công dân.

b. Nhà nước phong kiến

Chính thể cộng hòa phong kiến đã được thiết lập ở một số thành phố lớn của châu Âu trong thế kỷ XVI. Ở các thành phố này, quyền quản lý các công việc chung của thành phố thuộc về hội đồng thành phố do cư dân thành phố bầu lên, hội đồng sẽ giao quyền quản lý từng lĩnh vực cụ thể cho các ủy viên của hội đồng.

c. Nhà nước tư sản

Chính thể cộng hòa ở các nhà nước tư sản chỉ còn dạng cộng hòa dân chủ với ba hình thức cơ bản là cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa lưỡng tính.

- Chính thể cộng hòa tổng thống:

+ Tổng thống vừa đứng đầu quốc gia, vừa đứng đầu chính phủ, trong bộ máy nhà nước không có chức vụ thủ tướng. Tổng thống có quyền lực rất lớn, vừa là trung tâm của bộ máy nhà nước, vừa là trung tâm quyết sách của chính phủ.

+ Tổng thống và nghị viện đều do cử tri bầu ra nên có thể độc lập với nhau, tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước cử tri mà không chịu trách nhiệm trước nghị viện.Về mặt pháp lý, tổng thống không có quyền nêu sáng kiến xây dựng luật và không có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn, đồng thời, nghị viện cũng không có quyền lật đổ chính phủ.

+ Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật mà nghị viện đã thông qua, ngược lại, nghị viện có quyền khởi tố và xét xử tổng thống và các thành viên của chính phủ khi những người này vi phạm công quyền.

+ Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp. Tổng thống thành lập nội các từ số các chính khách không phải là nghị sĩ để bảo đảm sự độc lập giữa nghị viện và chính phủ. Tổng thống tự mình lực chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ trưởng và nghị viện sẽ phê chuẩn sự lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm đó.

- Chính thể cộng hòa đại nghị

+ Tổng thống đứng đầu quốc gia, thủ tướng đứng đầu chính phủ. + Quyền hành pháp do tổng thống và chính phủ nắm giữ.

+ Tổng thống không phải tường trình trước quốc hội về những việc mình làm và trả lời chất vấn của quốc hội; đồng thời không phải chịu trách nhiệm về những hoat động của mình trừ khi phạm phải một số tội nghiêm trọng như phản bội tổ quốc, xâm phạm hiến pháp…

+ Tổng thống do nghị viện bầu ra, không có thực quyền, không trực tiếp tham gia giải quyết các công việc của nhà nước.Tổng thống có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn.

+ Thủ tướng đứng đầu nội các, cũng là người đứng đầu bộ máy hành pháp. Thủ tướng là lãnh tụ của đảng cầm quyền, người định ra các chính sách, toàn quyền chỉ huy quân sự.

+ Nội các là trụ cột và trung tâm quyết sách của toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước. Các nhân viên nội các thường là những nhân vât trọng yếu của đảng cầm quyền và các bộ trưởng quan trọng.

+ Nghị viện có quyền lực tối cao. Chính phủ do nghị viện lập ra và chịu sự giám sát của nghị viện. Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, kể cả trách nhiệm liên đới và trách nhiệm cá nhân

- Chính thể cộng hòa lưỡng tính là hình thức chính thể vừa có những đặc

trưng của chính thể cộng hòa tổng thống vừa có những đặc trưng của chính thể cộng hòa đại nghị

+ Tổng thống là trung tâm của hệ thống các cơ quan cao nhất của nhà nước. Tổng thống do cử tri hoặc đại cử tri bầu ra nên có quyền lực rất lớn, trong đó có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn.

+ Người đứng đầu và thành viên chính phủ do tổng thống bổ nhiệm. Về mặt pháp lý, tổng thống không đứng đầu chỉnh phủ mà là thủ tướng, song tổng thống lại có quyền điều hành các hoạt động của chính phủ.

+ Mặc dù pháp luật quy định chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện, song khả năng của nghị viện trong việc kiểm tra các hoạt động của chính phủ rất hạn chế.

Tất cả các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều có chính thể cộng hòa dân chủ ( mặc dù tên gọi của mỗi nước có khác nhau)

Một phần của tài liệu 35 CÂU HỎI THI THẬT - CÓ ĐÁP ÁN ÔN TẬP LÝ LUẬN CHUNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (Trang 37 - 42)