Phân tích sự biến đổi của hình thức cấu trúc nhà nước qua các kiểu nhà nước

Một phần của tài liệu 35 CÂU HỎI THI THẬT - CÓ ĐÁP ÁN ÔN TẬP LÝ LUẬN CHUNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (Trang 46 - 47)

nhà nước

- Về hình thức cấu trúc nhà nước, có sự dân chủ trong tổ chức nhà nước, nghĩa là các dân tộc có thể tự liên kết tạo thành nhà nước chung hoặc tự quyết định thành lập nhà nước riêng, do vậy mà xu hướng thành lập nhà nước liên bang và các nhà nước tự trị ngày một tăng.

- ở nhà nước chủ nô, phổ biến là cấu trúc đơn nhất. Giai đoạn đầu xuất hiện ở nhiều nhà nước chủ nô còn chưa có sự phân chia đất nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ để quản lý

- ở nhà nước phong kiến, chủ yếu là cấu trúc đơn nhất( nhà nước phong kiến thường xâm chiếm rồi sát nhập các nước khác vào lãnh thổ của mình chứ

không chấp nhận cấu trúc liên bang. Trong một sô trường hợp có sự liên kết giữa các nước phong kiến nhưng không có sự bình đẳng: một nhà nước pk lớn hùng mạnhcó sự tập hợp trong nó một số nước chư hầu, phụ thuộc). - Nhà nước tư sản có 2 hình thức cấu trúc phổ biến đó là đơn nhất và liên bang.

Đối với các nhà nước tư sản hiện đại, ht cấu trúc nn đơn nhất là phổ biến nhất.

- Các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều thực hiện các nguyên tắc dân chủ trong hình thành cấu trúc nhà nước liên bang cũng như nhà nước đơn nhất. Cụ thể là việc hình thành cấu trúc nhà nước luôn tính đến những đặc điểm về dân tộc, nếu những đặc điểm đó có liên quan đến độc lập,chủ quyền và bình đảng của các dân tộc; tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc; các dân tộc được quyền tự do phát triển tính dân tộc, giũ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc văn hóa của dân tộc mình,...

Một phần của tài liệu 35 CÂU HỎI THI THẬT - CÓ ĐÁP ÁN ÔN TẬP LÝ LUẬN CHUNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI (Trang 46 - 47)