Phương pháp vẽ bản đồ

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 51 - 54)

7. Cấu trúc luận án

2.2.3. Phương pháp vẽ bản đồ

- Ảnh vệ tinh Sentinel 2 chụp ngày 11/4/2019 được được cắt theo ranh giới vùng đất cát tỉnh Quảng Trị. Các kênh 8, 4, 3, 2 có độ phân giải 10m được sử dụng để giám định ảnh.

- Ảnh viễn thám được khoanh vùng theo thuật toán khoanh vùng đa phân giải (Multiresolution segmentation) bằng phần mềm eCognition Developer 9.1 [9],[21],[22]. Thăm dò và xác định các thăm số khoanh vi phù hợp với khu vực nghiên cứu. Hệ số được sử dụng: Scale parameter = 120, Shape = 0,2 và Compactness = 0,5.

- Điểm mẫu được sử dụng trong giám định ảnh viễn thám là các ô tiêu chuẩn. Xác định các kiểu thảm thực vật tự nhiên: Rừng kín, rú kín, rú thưa, thảm cỏ phân bố trên đất không ngập nước; rú và thảm cỏ trên đất ngập nước. Đối với thảm thực vật có nhân tác, thảm thực vật được phân loại như sau: thảm thực vật ở khu dân cư, nuôi trồng thủy sản, canh tác hoa màu, trồng lúa, rừng trồng keo, rừng trồng phi lao, thảm cỏ được trồng keo. Ngoài ra các quần xã thực vật tự nhiên còn được khoanh vùng ngoài thực địa để sử dụng trong giải đoán ảnh viễn thám. Vị trí các điểm mẫu giám định ngoài thực địa được thiết kế ngẫu nhiên trên bản đồ và vị trí tọa độ được dùng để xác định vị trí ngoài thực địa bằng máy GPS Garmin etrex 10. Dựa vào đặc điểm thảm thực vật ở các vị trí của ô tiêu chuẩn để xác định mẫu trong mỗi khoanh vi có ô tiêu chuẩn. Chọn khoanh vi có ô tiêu chuẩn và xác định kiểu thảm thực vật cho khoanh vi đó. Phân loại ảnh theo thuật toán Standard nearest neighbours [9],[21],[22].

- Ảnh sau khi phân loại được hiệu chỉnh để xây dựng bản đồ thảm thực vật. Sử dụng bản đồ hành chính để số hóa các dữ liệu về giao thông, thủy hệ, ranh giới hành chính. Biên tập bản đồ phân bố các quần xã bằng phần mềm MapIinfo 15, ArcGIS 10.2. Quy trình xây dựng bản đồ các quần xã thực vật được thể hiện ở Hình 2.4.

45

Hình 2.4. Quy trình xây dựng bản đồ phân bố các quần xã thực vật

(Sơ đồ được tổng hợp từ các nghiên cứu của Phạm Văn Duẫn và cs.,Ngô Thị Thùy Phương và cs., Trần Thị Phượng và cs. [9],[21],[22])

Bản đồ đất tỉnh Quảng Trị

Khu vực nghiên cứu

Thiết kế ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên

Điều tra thực địa

Kiểu thảm thực vật tự nhiên: Rừng, rú kín, rú thưa, rú ngập nước, thảm cỏ, thảm cỏ có cây bụi, thảm cỏ ở đất ngập nước Kiểu thảm thực vật nhân tác: dân cư, canh tác hoa màu, trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, rừng trồng (keo, phi lao), thảm cỏ có trồng keo. Ảnh vệ tinh Sentinel 2 (11/4/2019) Ảnh khu vực nghiên cứu Giám định ảnh hướng đối tượng

Bản đồ phân bố các kiểu thảm thực vật vùng nghiên cứu Hiệu chỉnh ảnh giám định

Bản đồ hành chính Dữ liệu về giao thông,

thủy hệ

Mẫu giám định ảnh Ảnh tổ hợp màu

46

Hình 2.5. Các bước xây dựng bản đồ phân bố các quần xã Thực vật hạt kín

(a)- tổ hợp màu (RGB = 8,4,2); (b) – khoanh vi (Multiresolution

segmentation); (c) – Các điểm mẫu ngoài thực địa để xác định kiểu thảm thực vật ở khu vực khoanh vi; (d) – Kết quả phân loại ảnh (Standard nearest neighbours); (e) –

47

Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Thành phần loài và sự phân bố của các quần xã thực vật hạt kín vùng đất cát ở tỉnh Quảng Trị (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)