7. Cấu trúc luận án
3.5.4. Đặc điểm các quần xã thuộc lớp Thảm cỏ
Lớp Thảm cỏ gồm 3 kiểu: thảm cỏ không có cây gỗ hay cây bụi, thảm có có cây gỗ và cây bụi, thảm cỏ thủy sinh. Lớp thảm cỏ có 24 quần xã (xem Phụ lục 8).
- Thảm cỏ (không có cây gỗ và cây bụi)
Các quần xã phân bố trong điều kiện đất cát di động trong nội địa và đất cát ngập nước định kỳ. Đối với kiểu thảm cỏ này, chỉ có dạng sống He, Cr và Th. Dạng sống He có số loài chiếm ưu thế, tỷ lệ số loài thay đổi từ 22,2 - 100%. Cây thảo một năm (Th) và cây chồi ẩn (Cr) xuất hiện rải rác. Quần xã này phân bố ở vùng đất cát di động trong nội địa thuộc phân vùng ven biển Vĩnh Linh chỉ có loài duy nhất là Cói quăn lông tơ (Fimbristylis sericea).
Ở vùng nội địa thuộc phân bùng ven biển Hải Lăng-Triệu Phong gồm các loài như Mao tái (Eriachne pallescens) và Mồm nốt (Ischaemum barbatum var.
lodiculare). Quần xã cỏ phân bố ở cùng cát di động thường mọc thành từng cụm,
đối với Rau muống biển (Impomoea imperati) thì mọc lan trên bề mặt của cát. Thực vật nơi đây thường xuyên chịu tác động của sự bồi lấp của cát. Quần xã cỏ không có cây gỗ và cây bụi phân bố ở vùng đất ngập nước định kỳ gồm các loài: Bắt ruồi (Drosera burmanii), Mao tái (Eriachne pallescens), Cú nhỏ (Cyperus
118
philoxeroides), Rau dệu không cuống (Alternanthera sessilis).
- Thảm cỏ thủy sinh
Các quần xã chỉ phân bố ở vùng đất cát ngập nước thường xuyên, ở đây chỉ có các loài có dạng sống He, Cr và Th. Dạng sống He (18,2 - 66,7%) và Cr (33,3 - 62,5%) có số loài chiếm ưu thế trong quần xã. Quần xã thực vật thủy sinh không có cây gỗ hoặc cây bụi gồm các loài: Luân thảo wallich (Rolata
wallichii), Nhĩ cán chẻ hai (Utricularia bifida), Mùi chó nhiều hoa (Ammannia multiflora), Năng ngọt (Eleocharis dulcis), Hồng vĩ hình sao (Pogostemon stellatus), Bèo lục bình (Eichhornia crassipes), Cốc tinh thảo (Eriocaulon sexangulare),...
- Thảm cỏ có cây gỗ và cây bụi
Các quần xã này có sự hiện diện của cả cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi. Chúng phân bố ở vùng đất cát di động ven biển, đất cát khô cố định, đất cát ngập nước định kỳ. Dạng sống có số loài chiếm ưu thế là He (6,3 - 66,7%), Na (10 - 50%) và Th (0 - 40%). Dạng sống Cr, Ch, Mi xuất hiện rải rác ở một số quần xã.
Quần xã cỏ có cây gỗ hoặc cây bụi phân bố ở vùng đất cát di động ven biển gồm: Dứa dại (Pandanus tectorius), Từ bi biển (Vitex rotundifolia), Ngọc nữ biển (Clerodendrum inerme), Cỏ chông (Spinifex littoreus), Rau muống biển (Impomoea imperati), Củ gấu biển (Cyperus stoloniferus), Sài hồ nam (Polycarpaea arenaria),... Quần xã cỏ có cây bụi phân bố ở vùng đất cát cố định khô gồm Trâm bullock (Syzygium bullockii), Mao tái (Eriachne pallescens) và Mồm nốt (Ischaemum barbatum var. lodiculare),... Quần xã cỏ có cây bụi trên đất ngập nước định kỳ gồm Tràm (Melaleuca cajuputi), Ba chạc (Euodia lepta), Dành dành (Gardenia angusta), Mua đa hùng (Melastoma affine), An bích lông khoằm (Osbeckia stellata), Cốc tinh thảo (Eriocaulon sexangulare), Mao tái (Eriachne
pallescens), Mồm nốt (Ischaemum barbatum var. lodiculare) và Chanh lương
(Leptocarpus disjunctus)...