+ Bởi, đôi khi trong cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, nhiều bận rộn ngày nay nhiều khi ta đã bỏ qua hoặc không biết yêu quý, trân trọng những điều tốt đẹp xung quanh mình để rồi khi nhìn lại thấy ân hận, tiếc nuối.
+ Bởi, đó đâu phải điều gì vượt ra ngoài khả năng của chúng ta.
+ Bởi, đó là lối sống giản dị, chừng mực: hài hòa với thiên nhiên, trân trọng những giá trị tinh thần. Đó là cách bạn tìm thấy niềm vui ở chính mình và cho mình.
* Bài học nhận thức và hành động (HS tự rút ra bài học cho cá nhân) Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp;
kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn
chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên
quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,75
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản
thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
2 Phân tích hành động cứu A Phủ của Mị 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được
vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích hành động cứu A Phủ. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Mị.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát: về tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn văn (0,25
điểm).
- Tô Hoài là nhà văn am hiểu sâu sắc cảnh sinh hoạt, phong tục tập quán của những vùng miền được coi là nhà văn miền núi
- Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách của Tô Hoài, truyện viết về những con người Tây Bắc tiềm tàng sức sống đã vùng lên đấu tranh chống lại bọn thống trị.
- Nhân vật Mị có đời sống nội tâm phong phú, là biểu tượng đẹp cho sức sống tiềm tàng của người phụ nữ bị áp bức.
0,5
* Phân tích hành động cứu A Phủ:
* Hoàn cảnh dẫn đến hành động:
- A Phủ làm mất bò nhà thống lí, bị trói mấy ngày đêm chờ đến khi nào tìm được bò mới được tha. Nhưng A Sử và lính không lùng bắt được hổ và bò, A Phủ vẫn bị trói, không được ăn uống gì.
- Mị sau cuộc nổi loạn đêm tình mùa xuân không thành, những đêm đông Mị thường dậy sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, Mị đều thấy A Phủ bị trói đứng ở cột nhà dưới bếp
* Diễn biến:
- Trước đó: Đêm nào Mị cũng sưởi lửa. Đêm nào Mị cũng thấy A Phủ bị trói đứng. Nhưng Mị hoàn toàn thản nhiên. Mị nghĩ: “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi”.
- Khi nhìn thấy giọt nước mắt A Phủ:
+ Mị nhớ lại tình cảnh của Mị đêm năm trước Mị cũng bị A Sử trói đứng như thế. + Thương người, thương mình, thấy bọn chúng thật độc ác
- Quyết định cởi trói cho A Phủ: + Diễn ra rất nhanh và bất ngờ
+ Mị không hề sợ, nhanh chóng cắt nút dây mây, bảo A Phủ chạy trốn
+ Khi A Phủ chạy đi, còn Mị trong đêm tối, Mị mới thấy sợ và chạy trốn cùng A Phủ, kết thúc quãng đời đau khổ tại nhà thống lí
* Ý nghĩa:
- Hành động này diễn ra nhanh chóng nhưng là kết quả của sự thức tỉnh, chống lại hoàn cảnh bất công, tự giải phóng cho chính mình.
- Đây là chi tiết quyết định sự thay đổi cuộc sống của Mị. Một lần nữa khẳng định sức sống mãnh liệt, tiềm tàng của người phụ nữ vùng núi cao.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh phân tích hành động trong đoạn văn đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện của hành động nhân vật: 0,75 điểm - 1,25 điểm.
- Phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,5 điểm
2,5
* Nhận xét về tâm hồn Mị
- Tâm hồn yêu thương, đồng cảm với số phận cùng cảnh ngộ
- Tâm hồn luôn hướng đến ánh sáng, khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nhận xét được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh nhận xét được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân
tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc trong bút pháp của Tô Hoài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
8. Đề số 8:
Phần Câu Nội dung
I ĐỌC HIỂU
1 Thể thơ: tự do.
2 Tiếng động khủng khiếp đối với con người: Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc. Đó là thời gian.
3 - Thể hiện khát vọng lên đường, dấn thân, nhập cuộc, sống hết mình với cuộc đời của nhàthơ. thơ.
- Mỗi người cần có lối sống tích cực.
4 - Rút ra được thông điệp ý nghĩa nhất.- Lí giải hợp lí, thuyết phục. - Lí giải hợp lí, thuyết phục.
II LÀM VĂN
1 Trình bày về điều bản thân cần làm để sống hết mình với những điều bình dị trongcuộc sống. cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều bản thân cần làm để sống hết mình với những điều bình dị trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ điều bản thân cần làm để sống hết mình với những điều bình
dị trong cuộc sống.
Có thể theo hướng:
Nhận thức được tầm quan trọng của những điều nhỏ bé; quan tâm, mở lòng đón nhận, trân trọng những điều bình dị vì nó sẽ làm cho cuộc sống của ta thêm hương sắc tươi đẹp; hãy bắt đầu từ những điều nhỏ bé, bình dị nhưng vẫn hướng đến cái lớn lao, cao cả.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
2 Cảm nhận về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét chiềusâu nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân khi viết về số phận người nông dân trước Cách sâu nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân khi viết về số phận người nông dân trước Cách mạng tháng 8/1945.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét về chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân khi viết về số phận người nông dân trước Cách mạng tháng 8/1945.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, truyện ngắn “Vợ nhặt” và đoạn trích. * Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ được thể hiện trong đoạn trích