7. Nội dung luận văn
1.6.3. Hệ thống bảo vệ chống sét hạ áp
Để bảo vệ quá áp cho các thiết bị dùng điện trong nhà, người ta thực hiện lắp đặt các thiết bị chống sét theo các mạng khác nhau nhằm bảo vệ một cách cĩ hiệu quả các thiết bị dùng điện.
Cấu trúc hệ thống bảo vệ quá áp trong mạng hạ áp phải tuân thủ theo các yêu cầu khác nhau, cụ thể tùy thuộc vào:
- Số lượng thiết bị, loại thiết bị bảo vệ quá áp, cách bố trí lắp đặt,…
- Lắp đặt thiết bị bảo vệ sao cho giới hạn quá áp phù hợp với mức cách điện xung của thiết bị được bảo vệ.
- Khả năng chịu dịng ngắn mạch của thiết bị bảo vệ quá áp phải lớn hơn giá trị dịng ngắn mạch cĩ thể xuất hiện tại vị trí lắp đặt.
- Khoảng cách giữa các thiết bị bảo vệ và thiết bị được bảo vệ.
- Đối với mạng điện 1 pha, 3 pha hạ áp thơng thường thiết bị bảo vệ quá áp được lắp đặt theo các trường hợp sau: (Hình 1.15a, 1.15b).
Hình 1.15a. Cách lắp đặt thiết bị bảo vệ quá áp hạ thế (loại đơn cực và đa cực) dùng cho mạng điện 1 pha
Tổng quan hiện tượng quá độ và các thiết bị bảo vệ quá áp trên đường nguồn hạ áp
Trang 22
Hình 1.15b. Cách lắp đặt thiết bị bảo vệ quá áp hạ thế (loại đơn cực và đa cực) dùng cho mạng điện 3 pha
Từ cách bố trí, lắp đặt thiết bị bảo vệ quá áp, cấu trúc hệ thống bảo vệ quá áp đa cấp được trình bày qua Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Trạng thái bảo vệ quá áp đối với lưới điện hạ áp
Mạng trung tính cách ly (trung tính máy biến áp cách ly với đất)
- DM (Differential Mode): Trạng thái này thiết bị bảo vệ quá áp được đặt giữa dây pha và dây trung tính của lưới điện.
- CM (Common Mode): Trạng thái mà thiết bị bảo vệ được lắp đặt giữa dây pha và dây bảo vệ nối đất (PE), giữa dây trung tính và dây PE, giữa dây pha và dây PEN.
Tổng quan hiện tượng quá độ và các thiết bị bảo vệ quá áp trên đường nguồn hạ áp
Trang 23