2. Các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển KCN, KCX ở Việt Nam trong thời gian tớ
2.3. Phát huy dân chủ trong hoạt động kinh tế Tạo mối quan hệ hợp lý giữa Nhà nước và KCN, KC
giữa Nhà nước và KCN, KCX
Vấn đề tạo ra mối quan hệ hợp lý giữa Nhà nước và KCN, KCX là vấn đề phức tạp. Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô của mình nên quản lý và kiển soát các KCN ở tầm vĩ mô, định hướng phát triển cho KCN, KCX. Còn các chính sách cụ thể nên để cho các KCN, KCX tự linh hoạt tự xử lý. Hay nói cách khác là Nhà nước nên giao quyền tự quyết, tự quản cho các KCN, KCX miễn là kết quả không trái với định hướng, với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư được giao dịch một cách trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước để được tháo dỡ những vướng mắc khó khăn.
Cần phát huy dân chủ trong hoạt động kinh tế. Khi xây dựng các thể chế kinh tế Nhà nước cần lấy ý kiến của các đối tượng thi hành, đặc biệt là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Bảo đảm cho mọi quy định được phù hợp với thực tế, kết hợp hài hoà lợi ích doanh nghiệp với lợi ích Nhà nước.
Trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Nhà nước cần phải tạo ra sự công bằng, vô tư cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần phải có một cơ chế thành lập ban chủ quản để giải quyết các vấn đề liên quan đến KCN, KCX.
Đồng thời chính phủ cần có biện pháp yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, hợp lực với Nhà nước xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, vi phạm pháp luật. Điều đó đáp ứng yêu cầu và lợi ích của các doanh nghiệp muốn làm ăn chính đáng và cạnh tranh lành mạnh.