Những tồn tạ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở việt nam (Trang 25 - 31)

3. Những thành quả và tồn tại trong KCN,KCX ở Việt Nam

3.2.Những tồn tạ

KCN là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước và FDI, nếu như vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong giai đoạn 1994 - 1997 thì vài năm gần đây việc thu hút đầu tư vào các KCN có chiều hướng giảm dần.

Tình hình thu hút đầu tư, đặc biệt đầu tư nước ngoài vào các KCN, KCX năm 2003 giảm hơn cùng kỳ năm trước xuất phát từ các nguyên nhân.

- Việc đầu tư phát triển các KCN không theo một quy hoạch thống nhất, hầu như địa phương nào cũng có KCN với chức năng tương tự nhau nên không tận dụng được những lợi thế so sánh, dẫn tới tình trạng cạnh tranh nhau gay gắt, thậm chí có tình trạng chen lấn để thu hút vốn đầu tư.

- Thiếu sự phối hợp giữa các KCN, giữa các địa phương trong các vùng, các KCN thường phát triển riêng rẽ, đầu tư tất cả các hạng mục công trình, kể cả xây dựng các cụm dân cư, đầu tư tốn kém, giảm hiệu quả hoạt động của các KCN.

- Việc chọn địa điểm xây dựng các KCN là việc làm nghiêm túc song chưa tuân theo các nguyên tắc. ở nhiều nơi có quá nhiều khu CN dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt của những nhà đầu tư về lựa chọn địa điểm, dẫn tới tốn kém xây dựng kết cấu hạ tầng và chọn vốn vào kết cấu hạ tầng lâu và lớn, hiệu quả KCN bị giảm sút.

- Các KCN còn bất cập về cơ cấu ngành nghề, về đầu tư chiều sâu, chất lượng các dứan đầu tư thu hút chưa cao, chất lượng KCN không ngang tầm khu vực.

Sự phát triển KCN, KCX đang là cấp thiết bức xúc, song sự phát triển đang là gặp nhiều khó khăn trở ngại, khó khăn chủ yếu vẫn nằm trong khâu đất đai, đền bù. Theo ban quản lý các KCN, KCX đầu tư vào các KCN giảm nguyên nhân chính là do các KCN không có sân đất để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư do thiếu quỹ đất, mặc dù khách hàng không nhiều, trong khu quỹ đất còn nhiều nhưng lại không khai thác được do giá đền bù giải toả tăng mạnh, giá san lấp mặt bằng lớn. Mặt khác giá thuê đất trong KCN, KCX khá cao, giá cả đất đai của các thành phố Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, giá thuê đất ở TPHCM cao hơn gấp 4 - 6 lần ở Trung Quốc và gấp 6 lần ở Thái Lan.

- Ở Việt Nam nguyên nhân chính sút giảm nguồn vốn đầu tư, kể cả FDI và các KCN còn là do chưa đáp ứng tốt các nhu cầu về dịch vụ cơ sở hạ tầng. Tiến độ thi công cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, dịch vụ cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được, điện, nước, điện thoại không ổn định ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong các KCN.

- Các KCN được lập quá nhiều, chiếm diện tích đất khá lớn trong quỹ đất hạn hẹp của nước ta, tổng một số đất cho thuê chỉ bằng 45% diện tích có thể sử dụng, nhiều KCN thành lập cách đây 2 - 3 năm, thậm chí 4 - 5 năm mà chưa có khách đến thuê. KCN Hải Phòng, Kim Hoa Vĩnh Phúc là những thí dụ.

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các KCN, KCX. Các dứan đầu tư thu hút vào các khu CN ở các địa phương có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý, mối quan hệ của các cơ quan liên quan vẫn chưa có sự phối hợp đồng bộ, chậm ban hành sửa đổi bổ sung quy chế KCN, KCX.

- Chính sách thuế còn nhiều tồn tại, chẳng hạn chính sách KCX của Việt Nam ra đời cách đây 10 năm ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư. Ở các nước doanh nghiệp đầu tư vào KCN được ban hành sản xuất vào nội địa thì Việt Nam lại buộc doanh nghiệp trong KCX phải xuất khẩu 100%. Doanh nghiệp nội địa đưa hàng vào KCX gia công khi nhận hàng ra phải đóng thuế như hàng xuất khẩu, kết quả là doanh nghiệp trong KCX ít nhận được hàng gia công từ nội địa, còn doanh nghiệp nội địa thích nhập khẩu.

- Không thống nhất trong nhận thức và vận dụng phát triển KCN.

Sau hơn 10 năm hoạt động, vai trò của KCN, KCX đối với sự phát triển của nền kinh tế là không thể phủ nhận. Nhưng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn tồn tại nhận thức cho rằng KCN chỉ là "một túi đựng các doanh nghiệp công nghiệp" nên vẫn còn trường hợp thực thi chính sách, tổ chức quản lý KCN như các doanh nghiệp riêng rẽ. Nói cách khác trong tư duy vẫn chưa coi KCN là thực thể kinh tế - xã hội, từ đó xuất hiện những biểu hiện bàng quang đứng ngoài, thậm chí có tư tưởng phủ định vai trò của KCN cho rằng phát triển KCN trong thời gian qua là theo phong trào, thay vì phải cùng hợp lực để phát huy vai trò, hiệu quả của nó vì lợi ích của ngành, của địa phương và của nền kinh tế. Có

địa phương cho rằng: KCN là của trung ương và khoán trắng cho ban quản lý KCN và Công ty phát triển hạ tầng.

- Luật pháp không đồng bộ, không đáp ứng nhu cầu phát triển.

Vẫn còn sự khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nớc ngoài trong hoạt động KCN. Do vẫn còn duy trì chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nước nên đến nay vẫn chưa tạo được một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tạo sự cạnh tranh trong một môi trường pháp lý công bằng và minh bạch.

Công tác quy hoạch và phát triển KCN dựa trên cơ sở các đề nghị của UBND tỉnh, không thực sự gắn quy hoạch ngành nghề kết hợp với lãnh thổ trên cơ sở quy hoạch tổng thể. Danh mục các KCN mới nêu tên, địa điểm và diện tích đất, không có nội dung kinh tế- kỹ thuật, nên khi xem xét không đủ thông tin, căn cứ để ra quyết định chính xác KCN nào làm trước, KCN nào cho phép triển khai sau.

Đối với các doanh nghiệp trong nước không có quy định khuyến khích nhiều cho các doanh nghiệp trong KCN nên các doanh nghiệp trong nước vẫn còn thực hiện đầu tư ngoài KCN, chưa mặn mà đầu tư vào KCN dẫn đến khó khăn khi thực hiện quy hoạch phát triển.

- Phát sinh các vấn đề xã hội: Bên cạnh những thành tựu về đóng góp phát triển kinh tế xã hội việc phát triển khu công nghiệp khu chế xuất trong thời gian qua cũng nảy sinh một số bất cập mang tính xã hội như việc tập trung lao động quá cao ở một số khu vực trong khi các điều kiện hạ tầng xã hội (đường giao thông, nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại…) chưa phát triển đồng bộ để đáp ứng các nhu cầu đó, tạo ra tình trạng quá tải cho khu vực. Điều đó có thể nhận thấy ở các dấu hiệu như ách tắc giao thông vào các giờ cao điểm, giá cả sinh hoạt tăng cao, điều kiện ăn ở của người lao động khó khăn, nguy cơ nảy sinh các hiện tượng xã hội khác như mất trật tự.

- Vấn đề môi trường chúng ta không có một chiến lược chung về bảo vệ môi trường phù hợp với đối tượng là các KCN. Sự phối hợp giữa Bộ, Ngành, Trung ương các Sở và Ban quản lý KCN chưa chặt chẽ. Tình trạng những dòng

kênh vẫn tiếp tục hứng chịu các loại chất thải không được xử lý, cũng như nhiều cư dân đô thị vẫn tiếp tục hứng chịu khói, bụi, tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. Kế hoạch di dời các cơ sở gây ô nhiễm chưa cụ thể. Trên chỉ đạo xuống dưới, dưới không có đủ cơ sở kỹ thuật để lập "bản đồ hiện trạng". Sống chung với ô nhiễm là sự trả giá cho sự phát triển không đồng bộ.

- Vấn đề tổ chức còn nhiều vướng mắc: ở trung ương vẫn không thực hiện cơ chế một đầu mối giải quyết vấn đề liên quan đến KCN, nên tình trạng đùn đẩy, sợ trách nhiệm kéo dài thời gian xử lý hoặc rơi vào im lặng. Nhiều khi cần ý kiến của cơ quan chủ quản thì không biết ai là cơ quan chủ quản. Các ban quản lý cấp tỉnh hoạt động còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm, quan hệ giữa một số ban quản lý KCN cấp tỉnh với một số ban ngành còn vướng mắc.

- Vấn đề giá các dịch vụ ở nước ta hiện nay tuy đã có chủ trương nhưng việc thực hiện cơ chế một giá đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn còn tình trạng thu ép giá đối với người nước ngoài. Giá thuê dất ở nước ta còn cao hơn các nước trong khu vực, điều đó làm giảm mức thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách thuế ở nước ta không đồng bộ, vẫn còn tình trạng chồng chéo và gian lận thương mại như: trốn thuế, hàng giả, hàng lậu…

- Công tác vận động xúc tiến đầu tư trong bối cảnh hội nhập và gia tăng cạnh tranh từ các nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn. Trong những năm đầu, các khu công nghiệp, khu chế xuất chủ yếu tập trung vào việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng thực tế thu hút đầu tư tại một số địa phương đã cho thấy đầu tư trong nước ngày càng đóng vai trò quan trọng, nhất là trong bối cảnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài gặp một số khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua.

- Về cơ chế chính sách: nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư các ngành sản xuất. Nhà nước không ngừng nghiên cứu hoàn thiện các chính sách ưu đãi. Hiện nay, trong các khu vực công nghiệp vẫn áp dụng đồng thời 2 hệ thống pháp luật. Pháp luật về đầu tư trong nước và pháp luật về đầu tư nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp có cùng điều kiện kinh doanh như nhau (giá thuê đất, giá thuê cơ

sở hạ tầng, chi phí nhân công…) Điều đó tạo nên sự phân biệt tương đối rõ rệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, gây thắc mắc cho các nhà đầu tư, đồng thời cũng là trở ngại khi nước ta tham gia vào quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực.

Trong mấy năm gần đây ở Việt Nam xuất hiện tình trạng chuyển giá. Đây là hình thức các tập đoàn lớn lợi dụng các liên doanh ở các nước sở tại trong đó có Việt Nam để chuyển giá, lợi nhuận và các khoản tài chính khác nhừam mục đích trốn thuế. Vì thế các liên doanh trở thành con bài giao dịch của các tập đoàn kinh tế lớn. Các liên doanh chỉ việc làm theo kế hoạch của các tập đoàn chứ không quan tâm đến việc làm ăn lỗ lại tại nước sở tại. Điều này rất tai hại cho chiến lược phát triển của các nước sở tại trong đó có Việt Nam.

Vấn đề "Mở cửa tại chỗ" tuy đã có nêu ra nhưng việc thực hiện chưa có hiệu quả, vẫn còn tình trạng thủ tục hành chính rườm rà, quá nhiều cửa nhiều cấp rất phức tạp gây nhiều khó khăn phiền hà cho các nhà đầu tư.

Như vậy sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, KCN Việt Nam đã trở thành một động lực kinh tế không thể thiếu được ở nước ta. Nhìn lại ta thấy được nhiều thành quả, bên cạnh đó vẫn tồn tại những vướng mắc. Điều đó buộc Nhà nước Việt Nam phải nhanh chóng phát huy những kết quả đạt được và khắc phục tồn tại để phát triển hơn nữa các KCN, KCX ở Việt Nam.

CHƯƠNG III

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở việt nam (Trang 25 - 31)