Trần Du Lịch TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu BienBan26-3s (Trang 38 - 41)

Kính thưa Quốc hội,

Trước hết, trên cơ sở 3 vấn đề gợi ý của đồng chí Chủ tọa, tôi tập trung 2 vấn đề 1 và 2.

Tôi rất đồng tình và chia sẻ Báo cáo bổ sung của Chính phủ do Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trình bày, tôi cho khá đầy đủ tình hình năm 2010 và giải pháp năm 2011. Đặc biệt Báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế của Quốc hội do đồng chí Hà Văn Hiền trình bày, trong Báo cáo ngoài phân tích về

lượng, có phân tích sâu về chất, trong 3 nhóm giải pháp có nhóm giải pháp thứ hai không chỉ quan tâm vấn đề giải pháp tình thế mà đặt những vấn đề mang tính trung và dài hạn, tôi cho rằng rất có ý nghĩa. Để làm rõ thêm tôi xin trình bày mấy ý sau:

Thứ nhất, bước qua đánh giá năm 2010 về kinh tế tôi thấy xuất hiện có 3 điểm tích cực, GDP tăng thêm 0,28%, tức là 6,78% vượt 6,5% theo kế hoạch. Tuy nhiên, ở đây xuất hiện vấn đề GDP tăng thêm 0,28% nhưng lạm phát không kiềm chế được một con số. Kỳ họp trước tôi trình bày nếu năm 2010 giữ lạm phát một con số là rất thành công nhưng chúng ta không giữ được. Đây là vấn đề cần suy nghĩ để điều hành năm 2011.

Thứ hai, tăng thu ngân sách so với kế hoạch đầu năm rất lớn, nói số tròn là đánh giá 5 tỷ USD trên 100 nghìn tỷ đồng, nhưng bội chi ngân sách vẫn cứ tăng. Ở đây rút ra vấn đề là nên xem lại phương thức phân bố và quản lý ngân sách về đầu tư bởi vì cơ hội chúng ta có sự tăng trưởng như vậy nhưng chúng ta bội chi vẫn lớn.

Thứ ba, xuất khẩu tăng rất mạnh, tức là 26% vượt xa so với dự kiến, tuy nhiên ở đây xuất hiện vấn đề là nỗ lực của doanh nghiệp xuất khẩu của Bộ Công thương rất lớn nhưng có vấn đề là hàng của ta rẻ trong thị trường thế giới, bởi vì trong các năm qua các ngành kinh tế đồng tiền của họ đều lên giá so với đồng đô la, đồng đô la mất giá, nhưng đồng Việt Nam lại mất giá liên tục so với đồng đô la, tức là chúng ta mất giá kép, làm cho hàng Việt Nam rẻ trên thị trường thế giới mà bản chất xuất khẩu của ta là xuất khẩu sản phẩm thô, tài nguyên thô và hàng gia công, tức là chúng ta có yếu tố tài nguyên và xuất khẩu lao động chứ chúng ta tăng xuất khẩu đồng nghĩa chúng ta tăng việc bán rẻ. Đây là vấn đề cần phải rút ra. Tăng xuất khẩu là tốt, nhưng nếu như chúng ta không giải quyết vấn đề căn cơ hơn chỉ là nhờ mất giá của đồng tiền, ở đây cũng rút ra vấn đề là đối với Việt Nam không nên đặt vấn đề giảm giá đồng tiền để tăng xuất khẩu. Tôi rút ra vấn đề như vậy và xuất hiện tình hình thì tôi xin nói rõ là có 3 việc.

Một tức là lạm phát kỳ vọng về tâm lý thị trường, đây là vấn đề nan giải. Thứ hai là tỷ giá, tức là mất giá đồng Việt Nam.

Thứ ba là kéo dài quá lâu việc bao cấp một số hàng hóa công cộng, ví dụ giá điện, giá xăng dầu. Chính vì vậy đầu năm đặt Chính phủ trước tình thế tức là giải quyết đồng bộ 3 vấn đề này, đặc biệt là điều chỉnh các loại giá trong điều kiện có lạm phát. Tôi cho rằng Nghị quyết 11 của Chính phủ ngày 24 tháng 02 đưa ra 6 nhóm giải pháp để giải quyết đồng bộ trọn gói vấn đề và một mặt nào đó có thể gọi là mạnh dạn chấp nhận trong bối cảnh có lạm phát, nhưng điều chỉnh ở mức độ vừa phải ở một số hàng hóa và chấp nhận một mặt bằng giá mới để chúng ta điều hành trên mặt bằng đó thì đấy tôi cho rằng là một giải pháp đúng. Tuy nhiên, hiện nay quan tâm vấn đề gì thì dư luận quan tâm ở chỗ toa số 1 là một toa thuốc rất đúng, nhưng liệu có uống đúng liều, đúng thời gian, đúng theo toa không thì trong liều này vấn đề cực kỳ quan trọng để kiềm chế lạm phát một con số trong năm 2011 thì tôi cho rằng vấn đề quyết liệt là phải giảm tổng cầu, mà trong giảm tổng cầu thì yếu tố chính sách tiền tệ như đồng chí Thống đốc trình bày tương đối rõ,

tức là tăng mức độ vừa phải tổng dư nợ tín dụng và cung tiền. Tuy nhiên dư luận quan tâm là phải giảm đầu tư công và giảm công chi thì chỗ này là chỗ khó nhất. Tôi không biết là nếu không làm được cái này thì rõ ràng chúng ta không giảm tổng cầu mà không giảm được tổng cầu thì mặt bằng giá mới hình thành có thể trong quý II liệu có kiểm soát được ở mức một con số đến cuối năm, tôi xin thưa Quốc hội rằng vấn đề ưu tiên 2011, gọi là ưu tiên của ưu tiên về kinh tế là làm sao giữ lạm phát ở một con số. Bởi vì hiện nay lạm phát không thuần túy vấn đề kinh tế, mà nó là vấn đề chính trị, xã hội, chúng ta phải quan tâm. Nhưng trong kiềm chế lạm phát phải ưu tiên, ưu tiên là vấn đề công chi và đầu tư công cần phải quan tâm. Nhưng vấn đề này tôi cho rằng chúng ta cũng không dừng lại chỉ cắt giảm như chúng ta nêu, mà nhân cái này chúng ta thay đổi phương thức phân bố quản lý về ngân sách, về đầu tư để tạo một nề nếp mới trong vấn đề quản lý ngân sách, để tránh tình trạng khi tình hình tương đối ổn định thì chúng ta lại quay lại cách cũ, việc này đã thấy từ năm 2008, các biện pháp của đầu năm 2008. Do đó tôi nghĩ rằng vấn đề căn cơ hơn trong vấn đề giảm đầu tư công, công chi là nghiên cứu, áp dụng, đổi mới phương thức phân bố và quản lý đầu tư ngân sách biết đầu tư để chúng ta từ chuyện cắt giảm năm nay biện pháp nhất thời trở thành những biện pháp căn cơ cho thời gian tới, để tránh vòng luẩn quẩn rồi năm sau lại quay lại chuyện này. Đấy là về giải pháp căn cơ.

Vấn đề liên quan tiếp theo của năm nay vấn đề liên quan đến chống đô la hóa, vàng hóa, tôi hoàn toàn ủng hộ giải pháp mà Chính phủ đã trình bày. Đặc biệt tôi xin đề nghị 2 điểm. Thứ nhất là vấn đề quản lý đô la chúng ta phải quản lý đúng pháp luật đang có. Hiện nay chúng ta lơ là vấn đề này và không thể để đô la và vàng miếng được kinh doanh mua bán như các loại hàng hóa khác. Riêng về vàng miếng có nhiều dư luận quan tâm, tôi cho rằng vấn đề lớn nhất là vấn đề cất trữ tài sản dưới hình thức vàng của nhân dân cần được tôn trọng và được giao dịch như tài sản, nhưng đây là loại hàng hóa đặc biệt chúng ta không thể chấp nhận sử dụng vàng như một phương tiện thanh toán. Xin thưa Quốc hội, vô tình chúng ta biến những lượng vàng, 37,5 gram, 5 chỉ, 1 chỉ thành những đồng tiền vàng thì chúng ta không kiểm soát được, trên thế giới không còn ai sử dụng đồng tiền vàng để thanh toán, nhưng vô hình chung chúng ta làm như vậy. Do đó tôi đề nghị Chính phủ phải quyết liệt có giải pháp và nhất quyết không thể để vàng miếng thành phương tiện thanh toán, tiến tới Việt Nam cũng không sử dụng thành phương tiện thanh toán trên thị trường, như vậy chúng ta mới tiến tới lành mạnh. Dĩ nhiên như Ủy ban Kinh tế đề nghị chúng ta có lộ trình, giải pháp nhưng về quan điểm phải dứt khoát và xuyên suốt như vậy. Xin cảm ơn Quốc hội.

Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ tịch Quốc hội

Xin mời đại biểu Lê Thị Yến phát biểu ý kiến, sau đó mời Bộ trưởng Bộ Tài chính, Vũ Văn Ninh phát biểu về hai nhóm vấn đề.

Nhóm vấn đề thứ nhất là điều chỉnh giá cả tăng một số vật tư chủ yếu cùng một lúc, giá cả tác động dây chuyền nhiều vòng thì đặt ra vấn đề gì và xử lý như thế nào.

Nhóm vấn đề thứ hai là cắt giảm chi tiêu công và hiệu quả chi tiêu công nói chung, trong đó có việc cắt giảm và hiệu quả chi tiêu công cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Một phần của tài liệu BienBan26-3s (Trang 38 - 41)