công tố đối với các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi
- Nguyên nhân khách quan
Thiếu các văn bản hướng dẫn pháp luật để kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án. Hệ thống pháp luật có liên quan đến việc xử lý tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác còn chưa thống nhất, chồng chéo, còn thiếu chưa đầy đủ và chưa cụ thể, còn nhiều sơ hở và chưa cụ thể:
Từ quy định của Điều 134 BLHS trường hợp người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác có tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng nếu có thêm một trong các dấu hiệu được quy định từ điểm a đến điểm k Khoản 1 thì vẫn cấu thành tội phạm. Điều luật không quy định mức tỷ lệ thương tật tối thiểu là bao nhiêu % để truy cứu trách nhiệm hình sự nên có trường hợp người gây thương tích cho người khác với tỷ lệ thương tích rất nhỏ cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc trưng cầu giám định tỷ lệ thương tích đối với người bị hại có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác là căn cứ để xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác đó có cấu thành tội phạm hay không. Tuy nhiên, thực tế ở địa phương nhiều người bị hại không muốn đi giám định. Do vậy, không có cơ sở để xác định tội phạm, có nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm vì rơi vào trường hợp này.
Chưa quy định cụ thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng loại tội phạm cụ thể trong Điều 134 BLHS như gây thương tích dẫn đến chết người và tội giết người. Trên thực tế, ở địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc xác định dấu hiệu pháp lý của hai tội phạm này.
BLTTHS quy định trường hợp phải hoãn phiên tòa do vắng mặt một trong những người tham gia tố tụng tại các Điều 290, 292, 293, 294 và 295 nhưng lại không quy định trong trường hợp cụ thể được hoãn tối đa là là bao nhiêu lần, do đó dẫn đến tình trạng các đối tượng bị cáo, người bị hại, người làm chứng... viện lý do xin hoãn phiên tòa nhiều lần. Ngoài ra BLTTHS cũng không quy định trường hợp người bào chữa do bị cáo nhờ vắng mặt, không gửi bản bào chữa cho Tòa án mà có đơn xin hoãn phiên tòa thì giải quyết như thế nào? Trong thực tiễn trường hợp này thường được Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa và có nhiều vụ án có nhiều bị can và người bào chữa thì chỉ cần mỗi lần một bị can hoặc người bào chữa có đơn xin vắng mặt 01 lần thì Tòa án phải ra quyết định hoãn phiên tòa rất nhiều lần. Do đó, làm cho quá trình giải quyết vụ án kéo dài.
Quy phạm pháp luật điều chỉnh đôi lúc chưa theo kịp diễn biến của loại tội phạm này. Một số văn bản hướng dẫn chậm được ban hành, nội dung chưa cụ thể, rõ ràng tạo ra cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Việc trả lời thỉnh thị của VKS cấp trên đôi khi chưa kịp thời; một số vụ án phải chờ kết quả trưng cầu giám định lâu, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình giải quyết.
Điều kiện làm việc, cơ sở vật chất và đời sống của cán bộ, KSV còn nhiều thiếu thốn nhưng việc sử dụng còn lãng phí, chưa phục vụ thiết thực cho công tác chuyên môn. Chính sách tiền lương, phụ cấp chưa thỏa đáng, điều kiện làm việc còn bất hợp lý đó chính là nguyên nhân làm cho một số cán bộ, KSV thiếu an tâm công tác hoặc vì lo lắng cho cuộc sống hàng ngày mà chưa tập trung đúng mức cho công tác nghiệp vụ.
- Nguyên nhân chủ quan
Một là, năng lực, trình độ của một số cán bộ, KSV trong giai đoạn hiện nay vẫn còn hạn chế. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của không ít cán bộ, KSV còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, KSV trong thực thi nhiệm vụ chưa cao.
Chưa thực hiện đầy đủ chức năng thực hành quyền công tố tội phạm hình sự nói chung, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng mà BLTTHS, Luật Tổ chức VKSND đã quy định. Chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò của VKSND trong TTHS.
Thao tác nghiệp vụ còn lúng túng, phương pháp đánh giá chứng cứ, định tội danh để đề xuất lãnh đạo đường lối xử lý phê chuẩn các quyết định của CQĐT, quyết định truy tố và đường lối xét xử cũng như việc tham mưu đề xuất lãnh đạo kiến nghị, kháng nghị những thiếu sót, vi phạm của CQĐT và khắc phục nguyên nhân nảy sinh tội phạm còn mang tính chiếu lệ, chất lượng chưa cao nên thiếu tính thuyết phục.
Chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố một số vụ án của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chưa cao, chưa chủ động tích cực trong hoạt động thực hành quyền công tố, chưa nghiên cứu tổng hợp khách quan tất cả các tình tiết buộc tội, gỡ tội mà chỉ dựa vào Bản kết luận điều tra. Tình trạng nể nang vẫn diễn ra thường xuyên.
Hai là, việc tập huấn rút kinh nghiệm cho các cơ quan tư pháp chưa được các cơ quan cấp trên quan tâm đúng mức, phương pháp tập huấn rút kinh nghiệm và triển khai văn bản có sự khác nhau giữa các cơ quan, các ngành dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất. Điển hình, việc nhận thức cũng như quan điểm đánh giá chứng cứ đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác giữa CQĐT, VKS và Tòa án đôi lúc có sự khác nhau nhất là ranh giới giữa tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người với tội giết người…
Ba là, chưa tạo động lực phát huy sở trường của cán bộ. Công tác thực hành quyền công tố tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, hoạt động thực hành quyền công tố các tội phạm hình sự nói chung chưa được đầu tư phù hợp để đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao nên hoạt động thực hành quyền công tố vẫn còn chưa khoa học, hiệu quả chưa cao.
Bốn là, mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT và VKSND trong hoạt động điều tra tội phạm cố ý gây thương tích đôi khi còn chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ. Việc vận dụng chức năng còn máy móc, cục bộ, đi theo lối mòn.
CHƯƠNG 3