Yêu cầu chiến lược cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu chuyen-de-vks-duc-pho-hs (Trang 35 - 36)

Quan điểm về cải cách tư pháp được thể hiện tập trung trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, lần thứ XI và các Nghị quyết của Bộ Chính trị như: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Những quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp là những định hướng quan trọng để Nhà nước thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan hữu quan trong đó có VKSND.

BLHS năm 2015 ban hành là một trong những hình thức thể chế hóa nhiệm vụ coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự. BLHS năm 2015 đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm.

Quy định trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ quyền hạn phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho những người khác.

BLTTHS năm 2015 đã phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng tư pháp theo hướng tăng quyền và trách nhiệm cho ĐTV, KSV và Thẩm phán; đồng thời chủ động trong việc thực thi nhiệm vụ nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 cũng đề cập đến vấn đề đổi mới hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cải cách hoạt động xét xử là hoạt động trọng tâm của cải cách hoạt động tư pháp; đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và của người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để VKSND thực hiện hiệu quả chức năng thực

hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. VKS được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án.

Một phần của tài liệu chuyen-de-vks-duc-pho-hs (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w