phương pháp thông tim xâm lấn thất trái đo dP/dtmax trên bệnh nhân được đặt CRT
Phương pháp tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất bằng cách dùng siêu âm đo VTI qua van 2 lá có tương quan thuận, mức độ rất mạnh, với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,941 (khi tạo nhịp hai buồng thất) và r = 0,952 (khi tạo nhịp tim ba buồng), p<0,001.
Phương pháp tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất bằng cách dùng siêu âm đo VTI qua van động mạch chủ có tương quan thuận, mức độ trung bình, với hệ số tương quan lần lượt là r = 0,563 (khi tạo nhịp hai buồng thất) và r = 0,626 (khi tạo nhịp tim ba buồng), p<0,001.
2. Sau 3 tháng được đặt máy tái đồng bộ tim và có tối ưu hóa CRT bằng phương pháp thông tim xâm lấn thất trái đo dP/dtmax, kết quả bằng phương pháp thông tim xâm lấn thất trái đo dP/dtmax, kết quả có:
- Chất lượng sống của bệnh nhân tăng thêm 38,6 điểm (theo thang điểm chất lượng sống SF36).
- Quãng đường đi bộ được trong 6 phút tăng thêm 30 mét. - Phân suất tống máu cải thiện 15,5%.
- Nồng độ BNP giảm 412,3 pg/mL.
- Nghiên cứu cũng cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ đáp ứng máy CRT, nhưng chỉ có QRS hẹp lại ≥ 20 ms sau đặt CRT thì khả năng đáp ứng với CRT tăng gấp 6,9 lần, mối liên quan có ý nghĩa thống kê.
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi có một số kiến nghị như sau: 1. Tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất sau đặt CRT là biện pháp cần thiết để gia tăng tỉ lệ đáp ứng với máy tái đồng bộ tim.
2. Khi tối ưu hóa khoảng dẫn truyền nhĩ thất ở bệnh nhân đã được đặt máy tái đồng bộ tim, ta có thể sử dụng phương pháp siêu âm Doppler tim đo VTI qua van 2 lá thay cho phương pháp tối ưu hóa thông tim xâm lấn thất trái để đo dP/dtmax.
3. Khi tiến hành đặt máy tái đồng bộ tim, các bác sĩ chú ý nên chọn lựa vị trí tạo nhịp của điện cực tạo nhịp thất phải và thất trái sao cho QRS sau đặt máy CRT hẹp lại tối thiểu 20 ms.