Thanh Hóa nằm ở cực Bắc Miền trung, cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp với Lào, phía Đông là vịnh Bắc Bộ.
Tỉnh Thanh Hóa có 27 bệnh viện huyện/thành phố: BVĐK Thành phố Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Bá Tƣớc, Cẩm Thủy, Đông Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Mƣờng Lát, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Nhƣ Thanh, Nhƣ Xuân, Nông Cống, Quảng Xƣơng, Quan Sơn, Quan Hóa, Tĩnh Gia, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Thƣờng Xuân, Thạch Thành, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Yên Định và có 1 bệnh viện y học dân tộc tỉnh Thanh Hóa 85.
Về cơ sở đào tạo liên tục nhân lực y học cổ truyền thì ở các cấp đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho NVYT bằng cách kết hợp cơ quan đào tạo chuyên môn với các cơ sở khám chữa bệnh và ngành y tế của tỉnh, coi việc củng cố, phát triển YHCT cổ truyền trong tỉnh là một trong những mục tiêu quan trọng cần thực hiện của tỉnh. Tỉnh Thanh Hóa đã có chủ trƣơng về việc chủ động đào tạo cán bộ y học cổ truyền ở các cơ sở đào tạo đại học với phối hợp tổ chức đào tạo cán bộ kế thừa; nghiên cứu, áp dụng y học cổ truyền vào phòng bệnh và khám chữa bệnh; nuôi trồng dƣợc liệu, bảo tồn cây, con quý hiếm làm thuốc, sản xuất thuốc; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đào tạo cán bộ y dƣợc.
Công tác xây dựng, phát triển cơ sở đào tạo nhân lực y học cổ truyền các cấp tiếp tục đƣợc củng cố, mở rộng; đến nay đã cơ bản ổn định và từng bƣớc đƣa hoạt động vào nền nếp. Thƣờng xuyên thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ y dƣợc đƣợc các cấp chính quyền và các cơ sở khám,
chữa bệnh quan tâm, tạo điều kiện để các cán bộ y dƣợc tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
Công tác quy hoạch, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ y học cổ truyền chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ làm công tác y học cổ truyền còn chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cho đến nay, mặc dù Bệnh viện Y dƣợc cổ truyền tỉnh Thanh Hóa đã đƣợc cấp mã cơ sở đào tạo liên tục, tuy nhiên việc triển khai còn nhiều khó khan, nhiều chƣơng trình đã đƣợc thành lập hội đồng thẩm định nhƣng chƣa triển khai đƣợc, một mặt do chƣa chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đầu tƣ xây dựng nhƣ kế hoạch đề ra. Công tác kiểm tra, quản lý nhân lực hành nghề y học cổ truyền chƣa chặt chẽ, nhất là đối với những lƣơng y chƣa đƣợc đào tạo theo chƣơng trình ở bậc tối thiểu là trung học.
Chính vì vậy để đáp ứng sự thiếu hụt về nguồn nhân lực y tế có chất lƣợng cao của Thanh Hóa và các tỉnh lân cận; tạo nguồn lực cho phát triển mạng lƣới y tế, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên khi năng lực và chất lƣợng hệ thống khám, chữa bệnh của Thanh Hóa đƣợc tăng cƣờng. Vì vậy, ngày 31/10/2014 xuất phát từ nhu cầu về nguồn lực y tế tại Thanh Hóa và các địa phƣơng lân cận, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã ký quyết định thành lập phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa. Tuy nhiên, chƣơng trình đào tạo liên tục về YHCT cho NVYT trong tỉnh vẫn chƣa đƣợc tổ chức và triển khai một cách bài bản có hệ thống. Các khóa đào tạo liên tục chủ yếu là nhỏ lẻ hoặc là sự kết hợp của một chƣơng trình đào tạo chung về y học hoặc quản lý cho nhân viên y tế nói chung, không đƣợc tổ chức chuyên biệt cho YHCT.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Giai đoạn 1:
+ NVYT của các khoa YHCT thuộc 27 bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa.
+ Cán bộ quản lý (CBQL) các cấp và khoa YHCT tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa.
+ Ngoài ra nghiên cứu cũng thu thập thông tin hồi cứu toàn bộ các số liệu, văn bản, báo cáo sẵn có về đào tạo liên tục tại các địa điểm nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: chọn mẫu từ 27 bệnh viện huyện, lấy 15 bệnh viện để can thiệp.
a) Tiêu chuẩn lựa chọn
Những NVYT đang công tác tại khoa YHCT và có mặt vào thời điểm đoàn đến phỏng vấn tại bệnh viện
b) Tiêu chuẩn loại trừ
Đối tƣợng không hợp tác tham gia trong nghiên cứu