Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong khai thác sử dụng năng lượng và

Một phần của tài liệu document (Trang 60 - 66)

lượng và trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp

3.3.3.1. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong khai thác sử dụng năng lượng

Để thích ứng với biển đổi khí hậu và nước biển dâng đối với ngành công nghiệp khai khoáng, các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện các giải pháp lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển ngành khai khoáng;

Xây dựng hệ thống trao đổi thông tin về biến đổi khí hậu ngành khai khoáng và các ngành khác; Đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ, đồng bộ và đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ và chủ các doanh nghiệp trong khai thác khoáng sản tại các mỏ đặc biệt là các mỏ khai khoáng ven biển. Quy hoạch, gia cố các đập chắn hồ chứa bùn thải trong quá trình khai thác khoáng sản để đảm bảo an toàn;

Đối với các mỏ, cần tăng cường hệ thống bơm thoát nước mỏ tại các mỏ (lộ thiên và hầm lò) bằng bơm có công suất lớn và sức đẩy cao. Đồng thời tập đoàn cũng chủ động quy hoạch lại các cảng than theo hướng bỏ bớt các cảng than nhỏ, lẻ mà tập trung xây dựng một số cảng lớn, tập trung và hiện đại. Cho đến năm 2020, toàn bộ các cảng không chứa than trên bề mặt cảng mà xây dựng các silo chứa kín, trừ kho than của Công ty Tuyển than Cửa Ông. Chấm dứt vận chuyển than bằng ôtô mà thay thế bằng băng tải, kể cả băng tải ống.

Trong quy hoạch và phát triển, ngành xác định cần chấm dứt xây dựng các trạm sàng than tại cảng, thay thế bằng các nhà máy tuyển quy mô và dịch dời sâu vào trong nội địa, gần mỏ, trên các vùng có địa hình cao. Còn đối với các bãi thải thiết kế mới, chấm dứt công nghệ đổ bãi thải cao mà thay thế bằng công nghệ đổ thải phân lớp, phục hồi môi trường và phủ thảm thực vật ngay trong quá trình đổ thải cho các phân tầng dưới trong khi đổ thải phân tầng trên để ngăn chặn nguy cơ trượt lở bãi thải, giảm tác động trực tiếp của dòng nước mặt lên sườn bãi thải. Đối với các bãi thải mới, thiết kế giảm góc dốc sườn bãi thải nếu có thể.

Trong những năm tới đây, tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình trồng rừng lấy gỗ trụ mỏ và tăng độ che phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đồng thời tiếp tục chương trình phủ xanh và trồng rừng trên các bãi thải mỏ đã được cải tạo. Để giảm thiểu phát thải khí CO2 trong các nhà máy nhiệt điện, Tập đoàn đang xem xét hợp tác với nước ngoài áp dụng công nghệ tách khí CO2 để nuôi tảo biển, sản xuất thực phẩm chức năng. Trong tương lai xa hơn, Tập đoàn có định hướng sử dụng các mặt bằng bãi thải mỏ đã cải tạo tại vùng Quảng Ninh làm các địa điểm sản xuất điện mặt trời hoặc phong điện. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về BĐKH và nước biển dâng để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân, người lao động trong toàn tập đoàn, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ

môi trường.

3.3.3.2. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông lâm nghiệp

* Thích ứng Biến đổi khí hậu trong nông nghiệp

- Bảo hiểm nông nghiệp để ứng phó với dao động thời tiết, khí hậu và thiên tai; - Chuyển đổi mùa vụ đối với những cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai, đậu tương, lạc và những cây rau màu khác, nên khuyến cáo làm nhiều vụ trong năm;

- Đa dạng hóa cây trồng và bố trí phù hợp điều kiện khí hậu đối với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của chúng;

- Thay đổi cơ cấu giống, tăng tỷ lệ giống ngắn ngày, phục tráng giống địa phương và chọn tạo những giống cây trồng mới trên cơ sở lai tạo cây trồng trong giới hạn cho phép, tiếp tục chọn tạo những giống mới có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu và thiên tai gia tăng;

- Nguồn nước và hệ thống tưới: thủy nông có ý nghĩa với cây trồng cạn nhưng hệ thống tưới phụ thuộc vào nguồn nước. Biến đổi khí hậu và thiên tai có ảnh hưởng lớn đến nguồn nước bởi vậy hệ thống tưới phải được tính toán cẩn thận và đáp ứng được lượng nước tối ưu cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng: dịch chuyển các loại cửa cống lấy nước; tìm nguồn nước tưới mới…

- Đầu tư và quản lý điều hành: thêm phân đạm và các loại phân hữu cơ khác là cần thiết cho mùa màng nhưng lại dẫn đến hiệu ứng CO2. Bởi vậy quản lý, điều hành và điều tiết phân bón cho sản xuất nông nghiệp là cần thiết để hạn chế nguồn thải CO2.

- Canh tác đúng kỹ thuật sẽ giảm thiểu được khí CO2, tăng nguồn hữu cơ cho đất, tránh được sự xói mòn, làm giảm sự mất Nitơ trong đất; Đồng thời đa dạng hóa biện pháp canh tác: canh tác trên đất dốc, đất cát, trên vùng bán khô hạn, trên cao nguyên, trên vùng đất ngập nước…

- Giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sâu bệnh hại mùa màng: chẩn đoán nhanh và chính xác các dịch bệnh mới phát sinh; phát triển những cây trồng phù hợp với các vùng sinh thái giảm thiểu sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; đa dạng hóa các giống, các nguồn gen kháng sâu bệnh, nâng cao khả năng chống chịu của cây trồng đối với dịch hại

- Nâng cao dự báo khí hậu ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là dự báo các hiện tượng khí hậu cực đoan như ENSO để giảm thiểu sự mất mát kinh tế do biến đổi khí hậu;

- Áp dụng dự báo khí hậu và dự báo ENSO để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thời vụ cho phù hợp với quy luật diễn biến của thời tiết, khí hậu và thiên tai đối với từng vùng.

Các giải pháp cụ thể:

Trong giai đoạn 2008 - 2012, ngành nông nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, như áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng; triển khai mô hình lúa - tôm ở đồng bằng sông Cửu Long... Theo Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường Ðinh Vũ Thanh, ngành cũng đã xây dựng quy hoạch 3,8 triệu ha diện tích đất lúa, trong đó 3,2 triệu ha đất canh tác hai vụ, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.

Theo dự báo, thiên tai sẽ ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường. Chỉ tính trong 15 năm (từ 1996 đến 2011), các loại thiên tai đã làm chết và mất tích gần 11 nghìn người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/ năm. Ðể phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch chống ngập cho các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng. Nhiều biện pháp về biến đổi khí hậu và nước biển dâng được

lồng ghép vào chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.

Về tổng thể cần quy hoạch lại vùng sản xuất, các cây trồng chiến lược; nghiên cứu dự báo các cây trồng sẽ có lợi thế trong tương lai. Thí dụ, có phải lúa là cây trồng chiến lược của nước ta và 3,8 triệu ha cụ thể ở đâu? Với các giống lúa và biện pháp canh tác thế nào? Quy hoạch cho sản xuất lúa một cách đồng bộ sẽ như thế nào để bảo đảm an ninh lương thực và bảo đảm thu nhập của người trồng lúa? Về giải pháp trước mắt cần chọn giống ngắn ngày, các giống mới có tính thích ứng cao (hạn, mặn, sâu bệnh...); nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và các vật liệu phân bón mới, thay đổi các biện pháp canh tác và cơ cấu cây trồng phù hợp tình hình biến đổi khí hậu.

Trước diễn biến tình hình khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống khắc phục thiên tai, Tổng cục Thủy lợi cần thúc đẩy hoàn thiện cơ sở pháp lý và hệ thống quản lý thiên tai thống nhất từ cấp trung ương tới địa phương. Chuẩn bị sẵn sàng tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý rủi ro thiên tai theo Luật Phòng, chống thiên tai khi luật được ban hành, áp dụng trong điều kiện biến đổi khí hậu. Mặt khác, rà soát, quy hoạch các công trình thủy lợi, đê điều, an toàn hồ chứa; đồng thời điều chỉnh các tiêu chuẩn thiết kế bảo đảm khả năng ứng phó với thiên tai có tính đến biến đổi khí hậu.

Ðể phát triển bền vững, ngành thủy sản cần đầu tư nguồn lực thích đáng trong điều tra đánh giá nguồn lợi hải sản làm cơ sở xây dựng dự báo ngư trường, phục vụ ngư dân trong khai thác hải sản. Bên cạnh đó, cần rà soát, xây dựng tiêu chuẩn tàu cá phù hợp những yêu cầu khai thác và an toàn trên biển, củng cố công tác đăng ký, đăng kiểm, phát triển hệ thống thông tin giám sát tàu cá đủ mạnh để bảo đảm an toàn; hướng dẫn ngư dân đánh bắt, tránh trú bão kịp thời trong hoạt động khai thác trên biển. Sự biến đổi bất thường về nhiệt độ, độ mặn đã tác động bất lợi đến môi trường nuôi, do vậy ứng dụng công nghệ cao, kiểm soát môi trường là hết sức cần thiết, trước hết với các hệ thống nuôi tôm; đồng thời phát triển các giống thủy sản có tính kháng bệnh, thích ứng rộng...

Ðịnh hướng phát triển và các giải pháp chiến lược trong phát triển sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung khai thác và tận dụng tốt lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế; kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản để tạo ra các sản phẩm bảo đảm tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là những ngành hàng có sức cạnh tranh cao. Ðồng thời duy trì quy mô và phương thức sản xuất đa dạng, phù hợp điều kiện thực tế từng vùng đối với các sản phẩm, nhóm sản phẩm có nhu cầu nội địa lớn nhưng khả năng cạnh tranh không cao như chăn nuôi, đường mía...

Hiện ngành nông nghiệp đang tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn kết hợp với quy hoạch tổng thể vùng sản xuất cũng những giải pháp nhằm phát triển bền vững cho nền nông nghiệp. Những biện pháp đã được triển khai như: chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với nước biển dâng và biến đổi khí hậu, bao gồm: xây dựng giải pháp quy hoạch đảm bảo 3,8 triệu ha diện tích đất lúa, trong đó 3,2 triệu ha đất canh tác 2 vụ, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; giảm phát khí thải nhà kính qua kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng, 1 phải 5 giảm sử dụng tiết kiệm chi phí đầu vào; thúc đẩy quy trình VietGAP trong chăn nuôi; cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác thủy hai sản; đẩy mạnh trồng rừng, phục hồi rừng, xúc tiến tái sinh và làm giàu từ rừng; xây dựng các hệ thống chống ngập, nước biển dâng tại các thành phố lớn…

Ngoài ra, để ứng phó với biến đối khí hậu, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xây dựng định hướng phát triển từ năm 2013 đến năm 2020 trên hầu hết các lĩnh vực của ngành, trong đó dự kiến sẽ triển khai các dự án đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu như:

chương trình giảm phát thải, quản lý bền vững rừng ngập mặn, phát triển thủy lợi... với tổng kinh phí hơn 900 triệu USD.

Trong giai đoạn 2008 - 2012, ngành đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính như áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng thích ứng với BĐKH; triển khai mô hình lúa - tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ... trong lĩnh vực trồng trọt.

Ngành đã xây dựng quy hoạch đảm bảo 3,8 triệu ha diện tích đất lúa, trong đó 3,2 triệu ha đất canh tác 2 vụ, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Lĩnh vực chăn nuôi đã đẩy mạnh ứng dụng công trình khí sinh học. Hiện có khoảng 500.000 công trình khí sinh học trên toàn quốc, trong đó 170.000 công trình do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật và trợ giá. Quy trình VietGAP cũng được đẩy mạnh ứng dụng trong chăn nuôi.

* Thích ứng Biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp

Xác định các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực lâm nghiệp trên phạm vi quốc gia và các vùng sinh thái, các hệ sinh thái dễ bị tổn thương. Những vấn đề cần ưu tiên tập trung là:

- Quản lý rừng bền vững nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương cho các hệ sinh thái và gia tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ rừng trồng và tái trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc để tăng cường thu CO2 từ khí quyển.

- Nâng cao chất lượng rừng và năng lực phòng hộ của rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển;

- Xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch quản lý cháy rừng, sâu bệnh hại rừng; - Phục hồi rừng, chống mất rừng, mở rộng các vùng, phân khu bảo vệ và kết nối chúng với các khu vực thích hợp nhằm mở rộng khu cư trú, hành lang đa dạng sinh học;

- Bảo vệ rừng, ngăn cấm nạn phá rừng, tăng hiệu quả chuyển đổi và sử dụng sản phẩm rừng, phòng chống cháy rừng tránh cách phát thải khí nhà kính vào khí quyển…

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

1. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả? 2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và đời sống?

3. Các biện pháp giảm nhẹ tác động của việc khai thác sử dụng năng lượng đối với biến đổi khí hậu?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]- - Vũ Phạm Lan Anh, (2012), Bài giảng Sử dụng năng lượng và hiệu quả, Trường Cao đẳng công nghiệp Cao su.

[2]- Nguyễn Xuân Nguyên, (2004), Tái sử dụng năng lượng trong sản xuất, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội

[3]- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, 2010

[4] - Tài liệu của Hội thảo quốc tế AFD, 2009, Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết

kiệm năng lượng ở Việt Nam.

[5] Tài liệu tập huấn Ứng phó với Biến đổi khí hậu trong các trường Cao đẳng Cộng đồng, 2013

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...3

Chương 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI YÊU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI...4

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN...4

1.1.1. Khái niệm năng lượng...4

1.1.2. Khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...5

1.2. PHÂN LOẠI NĂNG LƯỢNG, VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG... 6

1.2.1. Phân loại năng lượng...6

1.2.2. Vai trò của năng lượng trong sản xuất và đời sống...24

1.3. TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG, CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU...26

1.3.1. Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng...26

1.3.2. Tác động của khai thác và sử dụng năng lượng đối với biến đổi khí hậu...32

Chương 2. CÁC CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ...36

2.1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG...36

2.1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng...36

2.1.2. Nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...37

2.1.3. Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng...37

2.1.4. Thống kê về sử dụng năng lượng...37

2.1.5. Các hành vi bị cấm...38

Một phần của tài liệu document (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)