III. Các khoản phải thu ngắn
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 329,757,569 293,336,606 36,420,963 12
NHẬN XÉT:
Phân tích khái quát tình hình tài sản:
Tại thời điểm 31/12/2020 tổng tài sản là 329.757.569 nghìn đồng, tăng 12,416% so với năm 2019 tương đương tăng 36.420.963 nghìn đồng.
- Tổng giá trị tài sản tăng chứng tỏ công ty đang mở rộng đầu tư và phát triển. Để hiểu chính xác hơn về tình hình DN cần phân tích kỹ hơn vào các chi tiêu tổng tài sản.
=> Phân tích chi tiết tình hình tổng tài sản:
- Tài sản ngắn hạn của công ty tại thời điểm 31/12/2020 tăng 22,841% so với thời điểm 31/12/2019 tương đương với 47.183.253 nghìn đồng (Thời điểm 31/1/2/2020 là 253.754.073 đồng và thời điểm 31/12/2019 là 3206.570.520 nghìn đồng). Trong
đó:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 6.501.518 nghìn đồng tương ứng với 69,25%. Tại thời điểm 31/12/2020 khoản tiền mặt tăng tương ứng 69,25%.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 35,723% chủ yếu do phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm (giảm 36,49%). Còn phải thu ngắn hạn khác có xu hướng tăng ( tăng 29,12%). Để đảm bảo tình hình tài chính không bị gián đoạn DN cần xác định được khả năng tài chính, tình hình của công ty khách hàng để tránh trường hợp không thể thu hồi các khoản nợ của khách hàng.
+ Hàng tồn kho tại thời điểm ngày 31/12/2020 tăng 18,219% so với thời điểm ngày 31/12/2019 tương đương với 13.952.426 nghìn đồng Việt Nam. DN cần chú ý về việc tồn kho của hàng hóa để xác định chất lượng sản phẩm, xác định có đủ hàng hóa, nguyên vật liệu đủ để phục vụ cho quá trình kinh doanh của DN.
+ Tài sản ngắn hạn khác giảm 66,728%, tương đương giảm 1.980.775 nghìn đồng. - Tài sản dài hạn của công ty tại thời điểm ngày 31/12/2020 giảm 12,404% so với thời điểm ngày 31/12/2019 tương ứng giảm 10.762.560 nghìn đồng Việt Nam. Sự thay đổi này là do tài sản cố định giảm 13,543% tương đương giảm 11.694.894 nghìn đồng.
+ Tài sản dở dang dài hạn giảm 85,277%, tương đương giảm 353.616 nghìn đồng. + Tài sản dài hạn khác tăng mạnh đạt 1.285.951 nghìn đồng, tăng 100% so với thời điểm 31/12/2019
Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn:
- Tại ngày 31/12/2020 tổng nguồn vốn tăng 12,416% so với thời điểm ngày 31/12/2019 tương ứng với 36.420.963 nghìn đồng. Trong đó các khoản nợ ngắn hạn
và vốn chủ sở hữu có sự thay đổi một cách nhất định. Để tìm hiểu kỹ hơn cần phân tích các chỉ tiêu 1 cách cụ thể.
=> Phân tích chi tiết tình hình nguồn vốn:
- Nợ phải trả của công ty giảm 2.041.491 nghìn đồng Việt Nam so với thời điểm đầu năm tương ứng với 3,222%, cụ thể :
Nợ ngắn hạn giảm 3,222%, tương đương giảm 2.041.491 nghìn đồng.
+ Phải trả người bán ngắn hạn tăng 3,745%, tương đương tăng 1.288.702 nghìn đồng.
+ Người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm 38.029 nghìn đồng so với thời điểm năm 2019, tương đương tăng 12,195%.
+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước là một khoản vốn còn nợ Nhà nước nên DN cần xem xét khoản nợ này vì nó không mang giá trị lợi ích cao và nếu nộp chậm sẽ ảnh hưởng đến sự uy tín của công ty. Tại thời điểm 31/12/2020 chỉ tiêu này là 569.863 nghìn đồng so với thời điểm ngày 31/12/2019 tăng 8,884%.
+ Phải trả ngắn hạn khác giảm 2,811%, tương đương giảm 18.377 nghìn đồng. + Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 7,324%, tương đương tăng 2.218.106 nghìn đồng. Doanh nghiệp mở rộng đầu tư vay thêm vốn.
+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi giảm 4.930.000 nghìn đồng (38,366%) so với cùng thời điểm ngày 31/12/2019. Công ty sẽ có thêm một khoản vốn để đầu tư, mua sắm phát triển kinh doanh.
- Tại thời điểm ngày 31/12/2020, vốn chủ sở hữu tăng 38.462.953 nghìn đồng so với thời điểm ngày 31/12/2019 tương ứng với 16,726% tăng khả năng tự chủ tài chính cho công ty.
+ Vốn góp của chủ sở hữu không đổi và ở mức 153.599.140 nghìn đồng.
+ Quỹ đầu tư phát triển tăng 15,991%, tương đương tăng 7.667.103 nghìn đồng. + Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 118,981%, tương đương tăng 30.795.849 nghìn đồng.
Qua phân tích ta thấy tình hình công ty năm 2020 đều có biến động tăng cả về tài sản và nguồn vốn, mở rộng đầu tư.