Bản chất hoá học và phân loại hormon vỏ thượng thận

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH lý nội TIẾT (Trang 30 - 32)

5. TUYẾN THƯỢNG THẬN 1 Đặc điểm cấu tạo

5.2.1.Bản chất hoá học và phân loại hormon vỏ thượng thận

Các hormon vỏ thượng thận đều là hợp chất steroid. Chúng đều có một nhân chung là nhân sterol hay cyclopentanoperhydrophenanthren. Nhân này gồm ba vòng sáu cạnh và một vòng năm cạnh.

Hormon vỏ thượng thận được chia làm hai nhóm:

- Nhóm 19 carbon có nhân cơ bản là androstan. Các hormon sinh dục có nguồn gốc từ vỏ thượng thận thuộc nhóm này.

- Nhóm 21 carbon có nhân cơ bản là pregnan bao gồm các hormon vỏ chuyển hoá đường và chuyển hoá muối nước.

Hơn 30 loại hormon được tách chiết từ tuyến vỏ thượng thận. Tất cả các hormon này đều được tổng hợp từ những mẩu acetat theo con đường cholesterol, qua chặng trung gian là pregnenolon và progesteron và từ đó được hydrat hoá ở vị trí C11, C17, C21 để tạo thành các hormon.

Dựa vào cấu tạo và tác dụng chính, các hormon vỏ thượng thận được phân chia thành ba nhóm trong đó hai nhóm đóng vai trò quan trọng là nhóm hormon vỏ chuyển hoá đường mà quan trọng nhất là cortisol và nhóm hormon vỏ chuyển hoá muối nước đại diện là aldosteron.

- Nhóm hormon vỏ chuyển hoá đường gồm:

+ Cortisol: Tác dụng rất mạnh, chiếm 95% tổng hoạt tính.

+ Cortison: Là hormon tổng hợp, tác dụng cũng mạnh gần như cortisol. + Prednisolon: Là hormon tổng hợp, tác dụng mạnh gấp bốn lần cortisol. + Dexamethason: Là hormon tổng hợp, tác dụng mạnh gấp 30 lần cortisol. - Nhóm hormon vỏ chuyển hoá muối nước gồm:

+ Aldosteron: Tác dụng rất mạnh, chiếm 90% tổng hoạt tính của nhóm. + Desoxycorticosteron: Hoạt tính yếu và lượng bài tiết rất ít.

+ Corticosteron: Có tác dụng chuyển hoá muối nước yếu.

+ Cortisol: Được bài tiết một lượng lớn nhưng tác dụng lên chuyển hoá muối nước rất yếu.

+ Cortison: Là hormon tổng hợp, tác dụng lên chuyển hoá muối nước yếu. - Nhóm hormon sinh dục: Androgen.

Hình 13.14. Cấu tạo tuyến thượng thận 5.2.2. Vận chuyển và thoái hoá hormon vỏ thượng thận

Trong máu cortisol gắn chủ yếu với globulin, phức hợp này thường được gọi là transcortin. Chỉ một lượng nhỏ gắn với albumin. 94% lượng cortisol trong máu nằm dưới dạng kết hợp, chỉ 6% ở dạng tự do.

Khác với cortisol, androgen chỉ gắn lỏng lẻo với protein huyết tương và khoảng 50% ở dạng tự do.

Ở mô đích cortisol tác dụng và bị phá huỷ trong vòng 1-2 giờ còn aldosteron thì trong khoảng 30 phút.

Nồng độ aldosteron trong máu bình thường khoảng 6 ng/dl, mức bài tiết trong 24 giờ là 150 - 250 g. Nồng độ cortisol khoảng 12 g/dl và mức bài tiết trung bình là 15 - 20 mg/ngày. Trên người Việt Nam trưởng thành nồng độ cortisol khoảng 150 - 600 nmol/l.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH lý nội TIẾT (Trang 30 - 32)