0
Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Khối cơ cấu chấp hành

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG BĂNG TẢI PHÂN LOẠI HÀNG HÓA THEO KÍCH THƯỚC (Trang 26 -28 )

2.4.5.1. Động cơ

Động cơ điện xoay chiều

Hình 2.15. Động cơ xoay chiều.

* Ưu điểm của động điện cơ xoay chiều:

+ Kết cấu bền vững.

+ Khả năng điều khiển tốc độ quay đa dạng.

+ Dùng nguồn trực tiếp từ lưới, sử dụng dể dàng.

+ Cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ.

* Nhược điểm của động cơ điện xoay chiều:

+ Khi dùng trọng tải lớn thì chịu quá tải kém.

+ Luôn vận hành gắn với hệ thống xoay chiều có sẵn.

+ Cấu trúc điều khiển phức tạp khó mô tả toán học.

Động cơ điện một chiều

Hình 2.16. Động cơ một chiều.

* Ưu điểm của động cơ điện một chiều:

+ Điều chỉnh tốc độ dễ dàng mà không ảnh hưởng tới điện áp cung cấp. Dễ dàng điều chỉnh tốc độ hơn động cơ xoay chiều.

+ Có thể dùng làm động cơ điện hay máy phát điện trong những điều kiện làm việc khác nhau.

+ Có momen khởi động và làm việc lớn ổn định khi tải thay đổi. + Chịu quá tải tốt moment khởi động lớn ổn định về tốc độ. * Nhược điểm của động cơ điện một chiều:

+ Là phức tạp về phần đều khiển và khó khăn khi bảo trì bảo dưỡng. + Cấu tạo của động cơ điện một chiều cũng phức tạp hơn.

Trong mô hình chúng em chọn động cơ điện một chiều kích từ độc lập bằng nam châm vĩnh cửu có thêm hộp số để sử dụng để làm động cơ kéo băng tải vì tính thuận tiện và công suất nhỏ dễ kiếm trên thị trường.

Hình 2.17. Động cơ 1 chiều có hộp số.

2.4.5.2.

Xylanh

Cơ cấu chấp hành có nhiệm vụ biến đổi năng lượng khí nén thành năng lượng cơ học. Cơ cấu chấp hành có thể thực hiện chuyển động thẳng. Hoạt động một cách chính xác, dễ thay đổi lực nên chọn để đẩy sản phẩm.

Hình 2.18. Xylanh đẩy phôi tác động kép.

2.4.5.3.

Van tiết lưu.

Van tiết lưu được sử dụng với mục đích điều chỉnh tốc độ của cơ cấu chấp hành. Trong thực tế, thường có yêu cầu khác nhau về tốc độ đối với các hành trình của cơ cấu chấp hành nhằm đáp ứng về công nghệ và năng suất.

Vì vậy van tiết lưu hai chiều ít được sử dụng độc lập mà thường được sử dụng kèm theo với van một chiều hoặc được chế tạo tích hợp trong cùng một vỏ để có một tiết lưu một chiều.

Van tiết lưu 2 chiều Van tiết lưu 1 chiều

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG BĂNG TẢI PHÂN LOẠI HÀNG HÓA THEO KÍCH THƯỚC (Trang 26 -28 )

×