Mô hình hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp thiết kế và thi công băng tải phân loại hàng hóa theo kích thước (Trang 72 - 75)

Hình 4.11. Mô hình hoàn chỉnh.

4.3. Chạy thử và hiệu chỉnh

- Trong quá trình chạy thử, ban đầu các pittong của xi lanh đẩy mạnh làm sản phẩm tại vị trí đẩy sản phẩm vào băng tải văng ra ngoài. Các sản phẩm được pittong đẩy khỏi khay chứa, điều chỉnh lực tác động pittong bằng van lưu tiết.

- Các cảm biến không nhận được tín hiệu do sử dụng cảm biến có tín hiệu xuất ra là 24v, modul PLC tích hợp sẵn chân 1L = 24V chân 1M = 0V. Khắc phục bằng cách: Điều chỉnh đổi đầu vào chân L và M trên PLC các cảm biến hoạt động tốt

- Quá trình chạy cảm biến sản phẩm vào không tác động do khoảnh cách xa. Khắc phục bằng cách: Điều chỉnh nút khoảng cách cảm biến đã phát hiện được sản phẩm.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

Qua quá trình xây dựng và hoàn thành đề tài: với việc thiết kế và chế tạo mô hình "Mô hình băng tải điều khiển đếm, phân loại sản phẩm, điều khiển dừng chính xác băng tải" dùng PLC S7-300 em thấy đây là một đề tài hay, và có tính ứng dụng rất lớn trong thực tế. Trên cơ sở bản đồ án này đã giải quyết được những yêu cầu của đồ án đó là:

- Xây dựng được mô hình đúng theo yêu cầu đặt ra - Vận hành theo đúng yêu cầu công nghệ

- Hệ thống cảnh báo hoạt động chính xác và hiệu quả

Trong thời gian thực hiện đề tài, em vẫn còn một số vấn đề hạn chế sau: hệ thống chưa đạt trình độ tự động hóa cao nên vẫn chưa phát huy hết chức năng của PLC S7-300 nhưng hệ thống được áp dụng phổ biến trong công nghiệp với quy mô từ sản xuất nhỏ đến quy mo sản xuất lớn.

Tuy nhiên trong thời gian xây dựng đồ án em đã được tiếp thu nhiều kiến thức quý báu và bổ ích và có những thành quả nhất định rút ra từ đồ án như sau:

- Phương pháp lập trình và công cụ phát triển của họ PLC S7-300 - Cách lắp đặt đấu dây PLC

- Xây dựng những hệ thống cơ bản và phổ biến trong công nghiệp hiện nay

- Do thời gian thực hiện và lượng kiến thức còn hạn chế không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên để chúng em tích lũy thêm kiến thức.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện của trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu - Khoa Điện -Cơ Điện Tử - Thầy Trần Thái Sơn

5.1.1. Ưu điểm.

Mô hình này có những ưu điểm như sau:

- Tính ứng dụng thực tế cao, vì nó rất cần thiết trong các nhà máy xí nghiệp lớn, vừa và nhỏ, giúp cho công việc tự động hóa sản xuất được dễ dàng hơn.

- Không tốn nhiều không gian, mô hình khá nhỏ gọn

- Sử dụng ít thiết bị từ đó giảm nhiều chi phím cho giá thành xây dựng mô hình

-Có thể giám sát từ xa. 5.1.2. Nhược điểm.

Bên cạnh những ưu điểm trên của mô hình thì nó có những mặt hạn chế sau:

- Do chỉ là mô hình mô phỏng nên khả năng trực quan sinh động trong quá trình vận hành của mô hình còn kém

- Không thể hiện được kết sự hoạt động trong thực tế của hệ thống

5.1.3. Ứng dụng thực tế của mô hình.

Dùng trong các dây chuyền phân loại sản phẩm dựa theo kích thước. Trong công nghiệp đóng bao bì các loại sản phẩm cao cấp.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp thiết kế và thi công băng tải phân loại hàng hóa theo kích thước (Trang 72 - 75)