CÁC ĐẶC TÍNH CỦA SVC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết bị bù tĩnh SVC ổn định hệ thống (Trang 42 - 43)

2.2.2.1. ĐẶC TÍNH ĐIỀU CHỈNH CỦA SVC.

Nguyên lý làm việc của SVC đƣợc đặc trƣng bởi nguyên lý làm việc của phần tử TCR. Theo sơ đồ nguyên lý của TCR, TSC, TSR ta thấy khi thay đổi góc cắt α dẫn đến việc thay đổi công suất phản kháng phát ra hay thu vào của SVC. Do SVC kết hợp từ TCR, TSC, TSR mặc dù TSC, TSR điều chỉnh nhảy bậc nhƣng SVC vẫn điều chỉnh liên tục trong quá trình điều khiển. Các phần tử của SVC đƣợc nối vào mạng điện thông qua các van thyristor mà không dùng máy cắt. Nhờ vậy mà SVC có tốc độ điều chỉnh rất cao (≤ 40ms), gần nhƣ không có thời gian quá độ.

2.2.2.2. ĐẶC TÍNH LÀM VIỆC CỦA SVC.

Ở chế độ làm việc bình thƣờng của hệ thống điện, SVC làm nhiệm vụ tự động điều chỉnh để giữ nguyên điện áp nút. Tín hiệu điều khiển là độ lệch giữa điện áp nút đặt SVC đo đƣợc từ biến điện áp BU với điện áp đặt. Tín hiệu này điều khiển góc mở của các thyristor làm thay đổi trị số hiệu dụng thành phần cơ bản của dòng điện đi qua TCR nhờ đó điều chỉnh đƣợc dòng công suất phản kháng của SVC. Khi điện áp tăng, tác dụng của hệ thống điều chỉnh làm dòng điện qua SVC tăng, công suất phản kháng tiêu thụ tăng, điện áp nút đƣợc giảm xuống. Ngƣợc lại khi điện áp bị giảm thấp, dòng điện qua SVC

GVHD: PGS TS Nguyễn Minh Tâm HVTH: Trần Thanh Phong

Trang 41

giảm, công suất phản kháng tiêu thụ giảm hoặc một lƣợng công suất phản kháng nhất định đƣợc phát lên hệ thống, điện áp nút đƣợc nâng cao.

Khi đó trong phạm vi điều chỉnh đƣợc của công suất, điện áp nút đƣợc phép dao động với độ lệch ΔU. Nhờ độ nghiêng của đặc tính trong vùng điều chỉnh đƣợc công suất, có thể phân bố công suất cho các SVC làm việc song song hoặc làm việc cùng với các thiết bị điều chỉnh công suất phản kháng khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết bị bù tĩnh SVC ổn định hệ thống (Trang 42 - 43)