5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.5. Tạo bài kiểm tra trắc nghiệm (giữa kỳ, cuối kỳ)
3.3.5.1.Thiết lập đề thi
Mô-đun Đề thi dùng để đánh giá trình độ của học viên thông qua các dạng đánh giá quen thuộc bao gồm đúng/sai, đa lựa chọn, câu trả lời ngắn, câu hỏi phù hợp, câu hỏi ngẫu nhiên, câu hỏi số, các câu trả lời nhúng với đồ hoạ và văn bản mô tả. Đối với hình thức học trực tuyến thì các đề thi phải được nghiên cứu kỹ để phù hợp với các đối tượng học viên.
Mô-đun cung cấp các phương tiện để tổ chức một đề thi trực tuyến, từ tạo đề thi đến các thông tin, báo cáo về học viên tham gia thi, kết quả.
Trước hết ta cấu hình chung cho Mô-đun đề thi, chức năng này được thực hiện bởi người quản trị và giáo viên của khóa học. Các thông số này quy định đề thi, các quy định khi thi và các hình thức thông báo, quản lý kết quả.
-Thời gian làm bài (không giới hạn/1-110 phút ): Thời gian học viên làm đề thi. Nếu thiết lập là "không" thì không hạn chế thời gian làm bài.
-Số câu hỏi mỗi trang: Quy định cách thức trình bày trang câu hỏi.
-Thay đổi vị trí các câu hỏi: Cho phép thay đổi thứ tự câu hỏi trong đề thi, để tránh trùng lặp hoàn toàn giữa các lần làm đề thi của sinh viên.
-Tráo đổi vị trí câu trả lời: Cũng với mục đích tránh trùng lặp, thay đổi thứ tự câu trả lời trong mỗi câu hỏi.
-Số lần làm đề thi: Cho phép học viên làm bài một số lần nhất định sau đó có thể tính điểm dựa vào các bài làm này. Cách này rất có ích cho học viên khi bài đề thi cho phép xem lại lần làm bài trước và có các thông tin phản hồi cho sinh viên..
-Thử nghiệm dựa trên bài trước đó (có, không): Nếu đề thi cho phép thử nhiều lần, học viên có thể xem kết quả các lần thử trước đó và các thông tin phản hồi tùy thuộc vào thuộc tính này để chọn các phương án trả lời.
-Cách tính điểm : Cách thức tính điểm cuối cùng của học viên dựa vào các lần làm thử đề thi. Bạn có thể quy định lấy điểm cao nhất, điểm trung bình, điểm lần thử nghiệm đầu tiên, điểm lần thử nghiệm cuối cùng.
-Cho phép làm bài dạng loại trừ: Áp dụng khi cho phép học viên làm bài thi nhiều lần. Khi đó học viên có thể có các thông tin phản hồi từ những lần thi trước đó.
-Trừ điểm nếu làm sai (kiểu loại trừ): Áp dụng với đề thi làm nhiều lần, đối với mỗi câu hỏi nếu mỗi lần chọn một đáp án sai thì sẽ bị trừ một số điểm bằng tích hệ số trừ và điểm của câu hỏi.
-Điểm lấy sau dấu phẩy: Quy định độ chính xác của kết quả thi.
Sau khi học viên trả lời, học viên có thể xem các thông tin (đáp án, điểm, thông tin phản hồi, câu trả lời) theo các hình thức:
-Ngay sau khi làm bài.
-Sau này, khi đề thi chưa đóng. -Sau khi đề thi đóng.
Các thiết lập khác:
một cửa sổ khác.
-Yêu cầu mật khẩu: Chỉ các học viên có mật khẩu được quyền tham gia thi. -Yêu cầu địa chỉ mạng: Địa chỉ mạng máy đang kết nối, cho phép là một nhóm địa chỉ.
Khi đó bất kỳ học viên nào tham gia thi cũng phải có mật khẩu xác nhận.
3.3.5.2.Tạo đề thi
Chức năng này được thực hiện bởi người quản trị, giáo viên của khóa học. Các thông tin cần cung cấp:
-Tên: Tên của đề thi
-Nội dung: Mô tả về đề thi, có thể sử dụng các công cụ soạn thảo của Moodle. -Thời gian bắt đầu: Học viên bắt đầu thực hiện đề thi sau thời gian này.
-Thời gian kết thúc: Học viên không thể nộp bài thi sau thời gian này.
-Thời gian làm bài (0-110 phút ): Thời gian học viênlàm đề thi. Nếu thiết lập là không thì không hạn chế thời gian làm bài.
Các thông tin tương tự như khi thiết lập cấu hình cho Mô-đun thi: -Số câu hỏi mỗi trang
-Thay đổi vị trí các câu hỏi -Tráo đổi vị trí các câu trả lời -Số lần thi cho phép
-Thử nghiệm dựa trên bài trước đó -Phương pháp phân loại
-Kiểu nhóm
-Đối với học viên: Hiện đối với học viên hay không. Sau đó ta có thể quản lý đề thi thông qua các chức năng: -Thông tin
-Các báo cáo -Xem trước -Soạn thảo đề thi
và giáo viên, chức năng này cho phép soạn thảo các câu hỏi và đề thi.
3.3.5.3.Tạo danh mục
Chúng ta có thể soạn thảo ngân hàng câu hỏi và đưa vào các danh mục câu hỏi khác nhau để quản lý, sau đó có thể sử dụng trong các đề thi.
Bước 1: vào Khu vực quản trị chọn mục Ngân hàng câu hỏi
Hình 3.21 Tạo ngân hàng câu hỏi
Bước 2: Tạo danh mục các ngân hàng câu hỏi, vì dụ: Kiểm tra giữa kỳ, Kiểm tra cuối kỳ.
Tạo danh mục: là cách thức để tổ chức các câu hỏi. Danh mục cha: danh mục chứa danh mục cần tạo. Tên: tên danh mục. Thông tin danh mục: các thông tin mô tả danh mục.
Hình 3.22 Tạo danh mục đề thi trong ngân hàng câu hỏi
3.3.5.4.Soạn thảo câu hỏi
Bước 1: chọn mục Đề thi trong tài nguyên
Hình 3.23 Chọn đề thi
Bước 2: Cài đặt các thông số liên quan đến kỳ thi
Bước 3: Tạo các câu hỏi
Hình 3.26 Tạo các câu hỏi trong đề thi
Hình 3.27 Nhập nội dung cho các câu hỏi
Các loại câu hỏi Moodle hỗ trợ:
-Câu hỏi đa lựa chọn: Lựa chọn một phương án đúng trong nhiều phương án chọn lựa.
-Câu hỏi đúng/sai: Loại câu hỏi chỉ có 2 phương án trả lời đúng hoặc sai. -Câu hỏi có câu trả lời ngắn: Câu trả lời dạng văn bản ngắn.
-Câu hỏi số: Câu hỏi với câu trả lời có dạng số.
-Câu hỏi tính toán: Câu trả lời là một công thức, kết quả của biểu thức.
-Câu hỏi so khớp: Là dạng câu hỏi trong đó chọn tương ứng các phương án và các câu trả lời cho trước.
những đáp án có sẵn mà tự mình đưa ra các đáp án.
-Câu hỏi so khớp ngẫu nhiên: Câu hỏi này thực ra là một câu hỏi trả lời ngắn được chọn một cách ngẫu nhiên từ các câu hỏi trả lời ngắn trong danh mục.
-Câu hỏi nhiều câu trả lời: Một loại câu hỏi tổng hợp trong nó bao gồm nhiều câu hỏi nhỏ như câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi đa lựa chọn và câu hỏi số…
Mỗi câu hỏi có thể đưa vào một danh mục tương ứng để đơn giản trong quản lý. Sau khi tạo câu hỏi có thể tạo đề thi từ các câu hỏi ở những danh mục đã có. Các đề thi được tổ chức thành từng trang hoặc liên tục. Số lượng câu hỏi trong một trang được thiết lập và có thể quan sát cụ thể bằng cách hiển thị các phân trang.
Mỗi câu hỏi được thiết lập điểm tương ứng, điểm cuối cùng của học viên được tính dựa vào kết quả của từng bài thi, tổng điểm và điểm lớn nhất.
Có thể nhập các câu hỏi từ file theo các định dạng được Moodle hỗ trợ. Khi đã có học viên nộp bài thi thì các câu hỏi trong đề thi sẽ không được thay đổi.
Khi soạn thảo bất kỳ loại câu hỏi nào ta đều phải cung cấp các thông tin chung sau:
- Danh mục: danh mục chứa câu hỏi. - Tiêu đề: tên của câu hỏi.
- Câu hỏi: nội dụng câu hỏi.
- Hình ảnh hiển thị: Câu hỏi có thể kèm theo hình ảnh hiển thị.
- Hệ số trừ: Sử dụng khi học viên làm đề thi thử nhiều lần, mỗi lần sai sẽ bị trừ một số hệ số điểm được tính bằng tích giữa hệ số trừ và điểm của câu hỏi đó. Điểm cuối cùng của học viên được tính tùy theo thiết lập của bài thi.
3.3.5.5.Nhập các câu hỏi từ file
Đây là một chức năng quan trọng của Moodle cho phép tái sử dụng các nguồn câu hỏi sẵn có, giảm chi phí cho việc soạn thảo câu hỏi. Chức năng này cho phép nhập các câu hỏi vào từ một số định dạng file văn bản. Dưới đây trình bày về các định dạng này và các ví dụ tương ứng.
a.Định dạng GIFT
hỏi số. Nhiều loại câu hỏi có thể cùng được chứa trong một file văn bản. Định dạng này hỗ trợ cả các dòng chú thích, tiêu đề, thông tin phản hồi và điểm của từng câu hỏi.
Câu hỏi được bắt đầu bằng phần nội dung câu hỏi. Tiếp theo các lựa chọn được đặt trong cặp dấu ngoặc {}. Câu trả lời đúng được bắt đầu bằng ký tự bằng(=), câu trả lời không đúng bắt đầu bằng ký tự sóng(~) đi kèm với trọng số điểm tương ứng. Các thông tin phản hồi tương ứng được đặt sau ký tự thăng (#).
Ngoài ra định dạng này còn hỗ trợ chú thích và tiêu đề trong câu hỏi: - Dòng chú thích bắt đầu bởi ký tự sổ chéo (//).
Ví dụ: // comment here
- Tiêu đề đặt trong cặp ký tự :: và :: Ví dụ: :: name of this question::
- Trọng số điểm của từng phương án trả lời đặt trong cặp dấu phần trăm (% %). Ví dụ: %50%
Nếu muốn hiển thị các ký tự điều khiển như : ~ = # { } đặt trước chúng ký tự sổ chéo (/). / ~; / =; /#;/ {;
Câu hỏi đa lựa chọn: Ví dụ:
Difficult multiple choice question.{
~wrong answer #comment on wrong answer ~%50%half credit answer #comment on answer = full credit answer #well done!}
Câu hỏi trả lời ngắn: Ví dụ:
Who's buried in Grant's tomb?{=no one =nobody}
Các câu trả lời đều bắt đầu bằng ký tự bằng (=).
Bỏ qua sự phân biệt chữ hoa chữ thường bằng phát biểu: $question->usecase = 0; // Ignore case
Câu hỏi đúng/sai: Ví dụ:
Grant is buried in Grant's tomb.{F}
Câu trả lời đúng sai được quy định: đúng {TRUE} hay {T}, sai {FALSE} hay {F}. Câu hỏi so khớp Ví dụ: Matching Question. { =subquestion1 -> subanswer1 =subquestion2 -> subanswer2 =subquestion3 -> subanswer3 }
Các câu trả lời bắt đầu bằng ký tự bằng (=) được phân tách với các phương án lựa chọn bởi dấu mũi tên (->).
Câu hỏi này không hỗ trợ các thông tin phản hồi và trọng số điểm cho từng phương án lựa chọn.
Câu hỏi đa lựa chọn Ví dụ:
What two people are entombed in Grant's tomb? { ~%-50%No one
~%50%Grant ~%50%Grant's wife ~%-50%Grant's father }
b. Định dạng Aiken
Định dạng Aiken cung cấp một định dạng đơn giản cho câu hỏi đa lựa chọn. Nội dung câu hỏi phải trên một dòng, mỗi câu trả lời bắt đầu bằng một ký tự đơn và tiếp sau
là ký tự chấm (.) hay ngoặc đơn ( )). Dòng đáp án phải theo ngay sau đó và bắt đầu bằng cụm từ "ANSWER:".
Ví dụ:
What is the correct answer to this question? A. Is it this one?
B. Maybe this answer? C. Possibly this one? D. Must be this one! ANSWER: D
c. Định dạng Missing Word
Định dạng này chỉ hỗ trợ câu hỏi đa lựa chọn và câu hỏi trả lời ngắn phụ thuộc vào số lượng câu trả lời. Mỗi câu trả lời được phân tách bởi ký tự sóng (~), câu trả lời đúng bắt đầu bằng ký tự bằng (=).
d. Định dạng AON
Giống như định dạng Missing Word, hơn nữa nó cho phép tạo câu hỏi so khớp từ các câu hỏi trả lời ngắn. Câu hỏi đa lựa chọn được tráo đổi câu trả lời một cách ngẫu nhiên.
e. Định dạng WebCT
Định dạng WebCT chỉ hỗ trợ câu hỏi đa lựa chọn và câu trả lời ngắn.
f. Định dạng Blackboard
Module cho phép nhập các file có định dạng blackboard dựa vào các hàm XML được biên dịch trong PHP.
g.Định dạng câu hỏi nhiều câu trả lời
Định dạng này phục vụ cho nhập câu hỏi nhiều câu trả lời bao gồm câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi trả lời ngắn và câu hỏi trả lời bằng số(xem phần trên).
h. Định dạng Quản lý thi khóa học
thuộc nền tảng Moodle đang hoạt động là Windows hay Linux.
i. Định dạng Hotpot
Định dạng này cho phép nhập nhiều loại câu hỏi như: câu hỏi đa lựa chọn, so khớp, câu hỏi kiểu ô chữ.. được soạn thảo từ các trình soạn thảo như: Hot Potatoes.
Hình 3.28 Định dạng ngân hàng đề thi môn Sửa chữa và bảo trì máy tính
Hình 3.30 Giao diện kết quả thiết lập thông số kỳ thi
KẾT LUẬN
Bài giảng môn học Sửa chữa và bảo trì máy tính kết hợp công nghẹ web và công nghệ điện toán đám mây đã được triển khai trên hệ thống LMS-UTE, trong đợt dịch Covid-19 đã thực nghiệm và cho sinh viên tham gia theo mô hình học tập Blended learning. Đề tài đã triển khai ứng dụng và thực hiện đúng mục tiêu đặt ra của đề tài, đó là:
- Triển khai hệ thống bài giảng trên website đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến bài giảng điện tử như: đề cương, bài giảng đa phương tiện, các phần trao đổi, thảo luận, đánh giá quá trình của người học…
- Tích hợp công nghệ điện toán đám mây để giải quyết sự linh hoạt về kho lưu trữ.
- Kết hợp giữa phương pháp học tập E-learning với Blended learning.
Bên cạnh đó, đề tài còn hạn chế là chưa khai thác hết các chức năng, tài nguyên mà Moodle cung cấp.
Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài là có thể mở rộng các chức năng để làm phong phú bài giảng và tạo sự hứng thú cho người học.
Qua thời gian thực hiện từ tháng 8/2019 đến tháng 8/2020, đề tài đã hoàn thành các sản phẩm đặt ra trong thuyết minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] “Learning — definitions, differences & use cases.” [Online]. Available: https://www.howspace.com/resources/e-learning-vs-blended-learning.
[2] B. Furht, Ed., “Sharable Content Object Reference Model (SCORM),” in
Encyclopedia of Multimedia, Boston, MA: Springer US, 2008, pp. 816–817. [3] A. E. Napoleon and G. Åke, “On Mobile Learning with Learning Content
Management Systems: A Contemporary Literature Review,” in Mobile as a Mainstream -- Towards Future Challenges in Mobile Learning, 2014, pp. 131– 145.
[4] S. Wheeler, “e-Learning and Digital Learning,” in Encyclopedia of the Sciences of Learning, N. M. Seel, Ed. Boston, MA: Springer US, 2012, pp. 1109–1111. [5] “Instructional Design for Online Learning.” [Online]. Available:
http://www.pitt.edu/~poole/onlinelearning.html.
[6] “Hướng dẫn sử dụng hệ thống E-learning.” [Online]. Available: https://ctc.ctu.edu.vn.
[7] “E-learning và ứng dụng trong dạy học.” [Online]. Available: https://vietnam.vvob.org/.
[8] “Ứng dụng LMS Moodle triển khai dạy học Blended Learning.” [Online]. Available: https://dgcntt.gnomio.com/.
[9] “Trang hỗ trợ Moodle tiếng Việt.” [Online]. Available: https://moodle.org/course/view.php?id=45.
[10] “Điện toán đám mây.” [Online]. Available: https://vi.wikipedia.org/wiki/. [11] “Kiến trúc điện toán đám mây.” [Online]. Available: