Hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 56 - 57)

5. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1570 VÀ

5.4.5. Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hợp tác quốc tế phát triển bền vững kinh tế biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả,

đa dạng hoá các hình thức, nội dung tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, hải đảo, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, chiến lược thông tin đối ngoại trên trường quốc tế và với kiều bào ta ở nước ngoài.

Đa dạng hóa các kênh và hình thức hợp tác, đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân trong lĩnh vực biển, đảo. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, giữa các cấp, các ngành, giữa ngoại giao song phương, ngoại giao đa phương. Chủ động và tích cực đăng cai tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển. Ưu tiên hợp tác với các nước, các đối tác có nền kinh tế và công nghệ biển hiện đại, tiên tiến trên thế giới.

Củng cố bộ máy về hợp tác quốc tế về biển ở các bộ, ngành, địa phương có biển; đào tạo và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hợp tác quốc tế về biển của các cơ quan, chú trọng xây dựng đội ngũ chuyên gia đàm phán quốc tế về biển. Bố trí chức danh ngoại giao, hợp tác quốc tế về biển tại một số sứ quán Việt Nam ở các nước và tổ chức quốc tế quan trọng.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia để thực thi hiệu quả các Điều ước quốc tế về tài nguyên, môi trường biển mà Việt Nam là thành viên; xem xét, đề

xuất việc gia nhập những điều ước quốc tế về tài nguyên, môi trường biển mà Việt Nam chưa là thành viên. Thúc đẩy và tham gia tích cực các hoạt động quốc tế

hưởng ứng Thập kỷ của Liên hợp quốc về khoa học biển vì sự phát triển bền vững. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên trong công tác hợp tác quốc tế về biển và hải đảo, đặc biệt là về quản lý tổng hợp và rác thải nhựa đại dương. Tăng cường hợp tác song phương và đa phương về biển với các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc đảm bảo chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi. Chú trọng việc hợp tác với các cường quốc biển; đặc biệt tranh thủ sựủng hộ và hợp tác của các nước trong khu vực biển Đông. Chủ động hợp tác với các nước, các tổ

chức quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ, phối hợp trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển và hải đảo theo hướng quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế và khu vực để

phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng vùng biển, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế biển, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Tăng cường hợp tác, trao đổi chuyên gia nhằm đào tạo bồi dưỡng cán bộ với những nước bạn có trình độ quản lí biển tiên tiến, các tổ chức quốc tế đã thiết lập

quan hệ đối tác về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ cần thiết về quản lí tổng hợp biển đảo với nước ta.

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)