ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 70)

7.1. Hiệu quả về kinh tế

Chiến lược là một chính sách mang tính quản lý tổng hợp, nhằm điều phối các hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biển và hải đảo phục phát triển kinh tế biển một cách bền vững. Do đó, việc thực hiện Chiến lược sẽ tiết kiệm được đầu tư cho các hoạt động nêu trên, đồng thời đảm bảo khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tăng trưởng kinh tế vùng ven biển nói riêng và toàn quốc nói chung, góp phần tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng ven biển.

Phát triển kinh tế biển một cách bền vững góp phần giảm thiệt hại và chi phí xã hội do ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên, tổn thất do thiên tai và biến

đổi khí hậu và nước biển dâng.

7.2. Hiệu quả về xã hội

Phát triển kinh tế biển một cách bền vững sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực, tác động trực tiếp đến đời sống và thu nhập cũng như sự ổn định và tiến bộ

xã hội của cộng đồng dân cư vùng biển, hải đảo, giảm thiểu xung đột sử dụng tài nguyên, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ.

Đảm bảo môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên được duy trì cho các thế hệ sau.

7.3. Hiệu quả về môi trường

Chiến lược sẽ tạo hành lang về chính sách để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ

quan trực thuộc chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thực hiện các nhiệm vụ về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, từđó sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên biển, hải đảo đồng thời tăng tính chống chịu của môi trường và hệ sinh thái biển, hải

đảo đối với thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

7.4. Tính bền vững của Chiến lược

Chiến lược được phê duyệt ban hành sẽ tạo hành lang chính sách đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 để triển khai thực hiện các nhiệm vụ khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển phục vụ phát triển kinh tế biển một cách bền vững của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan; 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển; các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; các tổ chức phi chính phủ; các nhà tài trợ; và cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu Báo cáo thuyết minh chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Trang 70)