NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Phân biệt hai loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài ý nghĩa của sự phân biệt đó trong việc hoạch định chính sách TMQT của việt nam (Trang 29 - 32)

II. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH TMQT CỦA VIỆT NAM

3.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

THUẬN LƠI

 Giá nhân công rất thấp so với giá nhân công đang tăng lên ở các nước trong khu vực.

 Các nguồn tài nguyên đang trở nên khan hiếm ở các nước đang phát triển lại sẵn có và chưa được khai thác ở Việt Nam.

 Việt Nam có tiềm năng trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn các loại sản phẩm được sx trong nước và trong khu vực.

 Có vị trí địa lý thuận tiện (nằm trên con đường giao thông quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, là bộ phận của con đường xuyên Á).

 Việt Nam có môi trường chính trị ổn định.

KHÓ KHĂN

 Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật yếu kém so với các nước, kể cả các nước trong khu vực.

 Pháp lý còn nhiều bất cập. Chậm ban hành 1 số thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định của Chính phủ khiến cho việc triển khai 1 số chính sách mới 1 cách khó khăn. Thủ tục hành chính còn rườm rà.

 Vấn đề về thuế còn là 1 bức xúc lớn với các nhà đầu tư.

 Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.

 CN phụ trợ là ngành cung cấp sản phẩm đầu vào cho các ngành CN khác còn nhiều yếu kém.

CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM

CHÍNH SÁCH CHUNG

 Đảm bảo sự ổn định vĩ mô nền kinh tế, phát huy lợi thế, tạo thế và lực trong xu thế hội nhập quốc tế.

 Chủ động hội nhập, đa dạng hoá đa phương hóa các quan hệ KTQT. Ngoài các chương trình hợp tác đa phương, Chính phủ Việt Nam dã ký hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với hơn 50 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các cam kết QT của Việt Nam đều hướng tới mục tiêu chung là nhằm mở cửa thị trường, tự do hóa hoạt động ĐTNN.

 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp the hướng đầy đủ hơn, đồng bộ hơn, nhất quán hơn và minh bạch hơn. Chính phủ Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư chung cho các loại hình DN, đối xử bình đẳng QG, không phân biệt giữa đầu tư trong nước và ĐTNN, hoàn toàn xóa bỏ phân biệt về giá và lệ phí đối với nhà ĐTNN.

 Cải cách cơ chế quản lý theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tránh lãng phí NSNN và không sách nhiễu, tạo thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các hoạt động kinh tế.

 Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo mọị điều kiện thuân lợi để các thành phần kinh tế phát huy sức mạnh đầu tư SX-KD.

 Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ hoạt động trên lĩnh vực hợp tác và ĐTQT.

 Thực hiện tốt công tác quy hoạch tổng thể về đầu tư, công tác này phải kết hợp chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, giải quyết việc làm phải dược chú trọng giải quyết kịp thời, thỏa đáng hạn chế các tiêu cực phát sinh.

 Tiếp tục thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, đồng thời đẩy mạnh cổ phần hóa các DN nhà nước với phạm vi rộng lớn hơn, bao gồm cả 1 số tổng công ty, DN lớn làm ăn có hiệu quả, kể cả các ngành trước nay nhà nước giữ độc quyền: như điện lực, bưu chính viễn thông, ngân hàng…. Các nhà đầu tư nước ngoài đều được mua cổ phiếu của các DN trong nước.

 Chính phủ đã cho phép chuyển đổi 1 số DN ĐTNN sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và đang có chủ trương mở rộng tỉ lệ mua cổ phiếu của các nhà ĐTNN trong DN.

CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI

 Chính phủ Việt Nam cần chuyển từ đường lối “kiểm soát và chỉ đạo” sang “điều tiết theo dõi, và cưỡng chế tuân thủ ”. Một số biện pháp cần thực hiện ngay như cụ thể hóa danh sách các hạn chế tiếp nhận đầu tư xóa bỏ giới hạn về thời gian trong giấy chứng nhận đầu tư.

 Thực hiện đầu tư vào 1 số lĩnh vực quan trọng, khuyến khích các dòng đầu tư mới nhằm đa dạng hóa các lĩnh vực chứ không chỉ vào xuất khẩu.

 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hấp thu các kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế. Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chính sách phát triển kỹ năng dựa trên giáo dục.

 Phân biệt rõ ràng sở hữu và chức năng điều tiết của Nhà nước.

 Đơn giản hóa hệ thống thuế và hợp lý hóa cơ cấu ưu đãi thuế nhằm giúp cơ quan quản lý thuế dễ dàng thực thi.

 Hấp thu và thực hiện các thay đổi của luật pháp 1 cách lành mạnh. Cần có nhiều nỗ lực để trang bị thông tin, GD-ĐT các thẩm phán và các nhà quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHÍNH SÁCH THU HÚT FPI

 Quan tâm nhiều hơn nữa, đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của luồng vốn FII. Cần có những chính sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc thu hút các luồng vốn FII thông qua các kênh hoạt động của thị trường vốn thị trường chứng khoán trong nước.

 Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản cụ thể hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán để tạo môi trường thông thoáng và pháp lý ổn định cho các hoạt động của thị trường vốn, tạo ĐK thuận lợi cho kênh ĐTGTNN tham gia góp phần cho sự phát triển của các DN Việt Nam.

 Coi trọng và chủ động hơn nữa trong việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

 Tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm soát các dòng vốn khi cần thiết. Phối hợp tực hiện giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách thu hút vốn FII, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa NH-TC-CK trong việc quản lý các dòng vốn.

 Xây dựng được trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực. Đề án xây dựng “ Trung tâm tài chính- ngân hàng Hà Nội” thành 1 trung tâm TC-NH hàng đầu khu vực, là nơi hội tụ các tổ chức TCNH và phi Ngân hàng có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

TỔNG KẾT:

Sau một thời gian thực hiện ,đầu tư nước ngoài đã đóng góp những đáng kể cho sự phát triển Kinh Tế _Xã Hội của Việt Nam ,trong đó phải kể những đóng góp về tăng xuất khẩu ,tạo việc làm tăng thu nhập ,nâng cao trình độ sản xuất ,phát triển cơ sở hạ tầng .Cho đến nay ,môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có nhiều bước cải thiện ,tuy nhiên vẫn có những mặt tồn tại cần phải khắc phục bằng những biện pháp cụ thể ,để phù hợp trong thời gian tới .Nếu làm tốt những điều đó ,Việt Nam có thể tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tiến hành ra nước ngoài một cách có hiệu quả.Nhằm đưa nền kinh tế của Đất Nước phát triển và sánh vai với các Quốc Gia trong khu vực

Một phần của tài liệu Phân biệt hai loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài ý nghĩa của sự phân biệt đó trong việc hoạch định chính sách TMQT của việt nam (Trang 29 - 32)