Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 thì “bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm” và “giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽđược hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Do vậy, việc áp dụng chế tài buộc bồi thường thiệt hại trong thương mại khi phát sinh các yếu tố như có hành vi vi phạm hợp đồng, có lỗi của chủ thể vi phạm và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại thực tế và yếu tố quan
25
trọng cho việc áp dụng chế tài này là phải có thiệt hại trên thực tế. Điều này cũng có nghĩa là đểđược có thể buộc bên vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình thì bên bị vi phạm phải chứng minh được có thiệt hại thực tế xảy ra. Đến nay Luật thương mại không có một quy định nào được đưa ra để giải thích cho định nghĩa thiệt hại là gì. Tuy nhiên dưới chừng mực nào đó thì có thể hiểu thiệt hại là sự mất mát về người, về của cải vật chất hoặc tinh thần. Ngoài ra luật cũng quy định các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như miễn trừ trách nhiệm do các bên thỏa thuận; sự kiện bất khả kháng; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của phía bên kia; hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩn quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Trên cơ sởquy định của pháp luật về chế tài phạt vi phạm và chế tài buộc bồi thường thiệt hại, có thể thấy giữa chúng có sự khác biệt tương đối. Cần thiết phải xác định sự khác biệt giữa chúng bởi phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc áp dụng chúng trong vi phạm hợp đồng thương mại. Sự khác biệt cơ bản nhất giữa chúng được thể hiện ở chỗ, sẽ áp dụng phạt vi phạm khi khi biện pháp này được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng; còn biện pháp bồi thường thiệt hại sẽ tự phát sinh khi nó thỏa mãn các yếu tố như có vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại mà không cần có sự thỏa thuận giữa các bên. Do vậy về bản chất, nếu có vi phạm xảy ra mà các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì các bên chỉ có thể áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì bên vi phạm có quyền áp dụng cả biện pháp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Sự khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại còn được thể hiện ở chỗ, phạt vi phạm có thể áp dụng cho dù chưa có thiệt hại hoặc thiệt hại nhỏhơn mức phạt vi phạm. Trong khi đó, bồi thường thiệt hại được áp dụng nhằm bù đắp tổn thất chỉ bằng thiệt hại đã xảy ra hoặc thậm chí có thể nhỏhơn thiệt hại đó.
2.3.4. Quy định của pháp luật về chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Luật thương mại năm 1997 trước đây không quy định chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Luật thương mại năm 2005 ra đời, chế tài này đã được bổ sung và được quy định khá cụ thể, nội dung pháp lý về chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 308 và Điều 309, theo đótạm ngừng thực
26
hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi hợp đồng thương mại bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Căn cứ để áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng là khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận hành vi vi phạm là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; một bên được xác định là vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng. Vi phạm được coi là vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng khi một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức là cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Do vậy tùy theo tính chất, mức độ của vi phạm và mục đích của giao kết hợp đồng của các bên để xác định vi phạm đó có phải là vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng hay không. Chằng hạn hợp đồng do các bên giao kết được xác định là hợp đồng mua bán hàng hóa thì nếu như bên giao hàng tiến hành giao hàng không đúng với chất lượng mà các bên đã cam kết hoặc giao hàng không đúng thời hạn do hai bên đã thỏa thuận thì cần phải có sự xác định rõ việc một bên thực hiện các hành vi này có làm ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích giao kết của bên kia hay không. Nếu như phía chủ thể bên kia cần sử dụng nguồn hàng gấp để thực hiện nghĩa vụ của mình với người khác mà bên kia không giao hàng đúng thỏa thuận làm ảnh hưởng đến việc ký kết hợp đồng với bên thứ ba, gây ra thiệt hại cho họ thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng với bên vi phạm8. Tuy nhiên cũng phải khẳng định là khi bên bị vi phạm áp dụng chế tài này thì không có nghĩa là hợp đồng giữa hai bên chấm dứt hiệu lực, hợp đồng thương mại này vẫn có hiệu lực pháp lý sau khi áp dụng xong chế tài ngừng thực hiện hợp đồng trên thực tế.
2.3.5. Quy định của pháp luật về chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng
Cũng giống như chế tài ngừng thực hiện hợp đồng, chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng mới được bổ sung theo quy định của Luật thương mại năm 2005, theo đó đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Lẽ tất yếu sẽ xảy ra là khi hợp đồng thương mại bị đình chỉ thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ, các bên không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng thương mại. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
27
Theo quy định của pháp luật, căn cứ để áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng là khi xảy ra hành vi vi phạm của các bên mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng và một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng (trừ trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm). Do vậy để có thể áp dụng quy định của pháp luật về biện pháp này thì cần thiết phải xác định được chủ thể vi phạm có thực hiện hành vi mà rơi vào các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hay không. Các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm bao gồm, xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm do các bên có sự thỏa thuận; xảy ra sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành vi của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2.3.6. Quy định của pháp luật về chế tài hủy bỏhợp đồng
Hủy bỏ hợp đồng là một trong các chế tài thương mại, theo đó một bên chấm dứt hợp đồng và làm cho hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là hủy bỏ toàn bộ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, còn hủy bỏ một phần hợp đồng là hủy bỏ một vài nghĩa vụ trong hợp đồng, phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực pháp luật. Như vậy hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị hủy bỏ một phần sẽ không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện đối với phần nghĩa vụ đã bị hủy bỏ trong hợp đồng.
Căn cứ áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng khi phát sinh các điều kiện như có vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, không thực hiện chế tài buộc thực hiện hợp đồng, vi phạm hợp đồng trước thời hạn và theo thỏa thuận của các bên. Vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Như vậy khi một vi phạm không là vi phạm cơ bản thì nó là vi phạm không cơ bản. Có thể hiểu, vi phạm không cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên nhưng chưa đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Chỉ khi nào xác định được vi phạm cơ bản thì mới có thể biết được đó có phải là vi phạm không cơ bản hay không và vì vậy, việc làm rõ nội hàm của khái niệm vi phạm cơ bản là cần thiết. Sở dĩ cần phân biệt vi phạm cơ bản và vi phạm
28
không cơ bản đểlàm căn cứ hủy bỏ hợp đồng bởi khi một hợp đồng bị hủy bỏ sẽ đem lại hậu quả nghiêm trọng; thậm chí có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên chủ thể hợp đồng. Khi các bên tuân thủ đúng hợp đồng thì sẽđem lại lợi ích cho chính các bên và cả xã hội. Một bên không thể vì thế mà có thể mượn cớ bên kia vi phạm hợp đồng để hủy bỏ hợp đồng của bên kia9
Không thực hiện chế tài buộc thực hiện hợp đồng là căn cứ thứhai để một trong các bên có thể hủy bỏ hợp đồng thương mại. Khi hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật, yêu cầu các bên phải thực hiện đúng các nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Yêu cầu này xuất phát từ ý thức tự giác của các bên, vì thế nếu một trong hai bên chủ thể không tôn trọng và nghiêm túc thực hiện vấn đề này thì lẽ đương nhiên là hợp đồng không thể thực hiện trên thức tế. Vì vậy đây cũng là căn cứ quan trọng để các bên đưa ra yêu cầu hủy bỏ hợp đồng thương mại đã được giao kết giữa các bên.
Vi phạm hợp đồng thương mại trước thời hạn cũng là căn cứ để một trong hai bên đưa ra yêu cầu hủy bỏ hợp đồng thương mại. Đây là trường hợp mà do các bên đã cùng nhau thực hiện các nghĩa vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng nhưng hợp đồng chưa chấm dứt hiệu lực thì một trong hai bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền đưa ra làm căn cứ để hủy bỏ hợp đồng này trên thực tế. Vi phạm hợp đồng thương mại trước thời hạn có thể là do các bên đã thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nhưng thực hiện không đúng theo yêu cầu của các bên về số lượng, chất lượng hàng hóa….
Hủy bỏ hợp đồng thương mại cũng được đặt ra nếu như các bên có sự thỏa thuận với nhau. Có thể trong quá trình thực hiện hợp đồng dù không có sự vi phạm hợp đồng mà các bên muốn hủy bỏ hợp đồng thì pháp luật cũng cho phép các bên áp dụng chế tài thương mại này. Việc hủy bỏ hợp đồng thương mại trong trường hợp này được đặt ra khi phía bên kia chấp nhận yêu cầu đó.
Hậu quả pháp lý của việc áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng thương mại, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đãthực hiện phần nghĩavụ
29
của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họphải được thựchiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thườngthiệt hại theo quy định của Luật này. Tuy nhiên cũng cầnphải nhấnmạnh thêm một vấn đềđó là khi một bên hủybỏ hợpđồngthương mại thì phải có nghĩa vụ thông báo cho bên kia theo đúng quy định của pháp luật, nếu bên hủy bỏ không thông báo ngay cho bên kia mà gây ra thiệt hại cho bên kia thì phảibồithường(Điều 315 Luật thươngmại năm 2005)
2.3.7. Quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa các chế tài thương mại
Xem xét mối quan hệ giữa các chế tài thương mại, nhận thấy trong một chừng mực nhất định chúng mối quan hệ mật thiết bổ sung cho nhau và trong một số trường hợp là không tách rời nhau:
- Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các chế tài thương mại khác, Luật thương mại năm 2005 quy định nếu không có thỏa thuận trước trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì “bên có quyền lợi bị vi phạm không được áp dụng chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc hủy hợp đồng” (Khoản 1, Điều 225). Điều này khẳng định rõ khi đã áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì các bên không được đưa ra bất kỳ lý do nào đó để bắt bên kia phải bồi thường thiệt hại hay nộp phạt vi phạm. Ngược lại, nếu bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn ấn định thì “bên có quyền lợi bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”
- Giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại, thì “trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại đối với cùng một hành vi vi phạm” (Điều 234). Như vậy giữa phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại có nhiều điểm tương đồng với nhau hơn so với các chế tài khác, phạt vi phạm được coi là bồi thường thiệt hại ước tính, còn bồi thường thiệt hại phải dựa trên thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm. Do đó nếu đã đòi tiền phạt (bồi thường thiệt hại ước tính) thì không được bồi thường thiệt hại thực tế nữa
- Chế tài hủy hợp đồng và các chế tài khác. Đối với chế tài này các bên hoàn toàn có thể vừa áp dụng hủy hợp đồng vừa có thể áp dụng đồng thời các
30
chế tài thương mại khác (Điều 237). Các biện pháp này sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho nhau để có thể bảo vệ quyền lợi cho các bên khi tham gia hợp đồng thương mại, đặc biệt là bên chủ thể bị vi phạm.
Xét các mối quan hệ giữa các chế tài thương mại với nhau thì chúng được pháp luật hiện hành quy định khá cụ thể, nhưng khi tách thành các chế tài riêng biệt thì mỗi một chế tài thương mại đều có căn cứ áp dụng là khác nhau. Mối quan hệ giữa chúng chỉ là bổ sung và hỗ trợ cho nhau, vì vậy việc kết hợp đúng đắn các chế tài thương mại với nhau sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ