Thực trạng hoạt động của tội phạm công nghệ cao có tính chất

Một phần của tài liệu Đề tài pháp luật quốc tế và thực tiễn về xử lý tội phạm công nghệ cao – kinh nghiệm cho việt nam (Trang 64 - 66)

xuyên biên giới

Rất nhiều quốc gia trên thế giới báo cáo rằng, từ 50 đến 100 phần trăm hoạt động của TPCNC là có tính chất xuyên quốc gia.83 Có thể hiểu TPCNC xuyên quốc gia là tội phạm sử dụng máy tính và Internet để thực hiện hành vi phạm tội trên phạm vi nhiều nước khác nhau hay trên toàn cầu. Tính chất xuyên quốc gia của TPCNC tạo điều kiện cho hậu quả của hành vi phạm tội phạm xảy ra ở nhiều quốc gia mà không yêu cầu tội phạm phải có mặt cùng lúc tại những nơi đó để thực hiện hành vi của mình. Đặc điểm của TPCNC xuyên quốc gia đó là thông thường chúng sẽ hoạt động theo cơ cấu tổ chức thay vì hoạt động đơn lẻ và đồng thời, vị trí hoạt động của các tổ chức tội phạm sẽ nằm ở nhiều nơi khác nhau.

Việc tội phạm TPCNC đang tràn lan qua biên giới một cách nhanh chóng là một thách thức lớn trong việc kiểm soát tội phạm trong không gian mạng. Sự phát triển nhanh chóng của Internet là một trong những nguyên nhân cho sự bùng phát của tội phạm công nghệ cao xuyên quốc gia. Hiện nay, Internet trở thành một phần quan trọng của toàn nhân loại, tạo điều kiện cho thế giới kết nối lại với nhau một cách dễ dàng và tội phạm xuyên quốc gia truyền thống đã lợi dụng để phạm tội một cách hiệu quả hơn. Tội phạm lợi dụng việc dễ dàng kết nối và thuận tiện thực hiện hành vi phạm tội từ xa mà Internet tạo ra để có thể hoạt động trong phạm vi toàn thế giới và việc tội phạm phải thực hiện hành vi phạm tội tại một vị trí cụ thể là không cần thiết và có thể cho phép chúng không phụ thuộc vào một không gian hoặc địa điểm cụ thể. Các cơ hội mới được tạo trong không gian mạng đã tăng cường năng lực của tổ chức phạm tội và mạng lưới tội phạm ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn. Ngoài ra, tính chất xuyên quốc gia của loại tội phạm này cũng gây ra những hạn chế nhất định trong việc kiểm soát tội phạm. Do tính

83 Thống kê của UNODC Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm tại sách

chất xuyên biên giới, tội phạm có thể dễ dàng có được những lợi thế đáng kể liên quan đến việc thiếu liên kết về mặt pháp luật giữa các quốc gia. Bởi vì mỗi quốc gia sẽ có một chế định riêng về kiểm soát không gian mạng cũng như việc bảo mật an ninh quốc gia nên sẽ rất khó khăn trong việc xét xử tội phạm mạng xuyên quốc gia vì nó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của mỗi quốc gia khác nhau. Hiện nay, pháp luật quốc tế cũng đã đưa ra nhiều công ước nhằm chống lại tội phạm TPCNC xuyên quốc gia nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc kí kết và thực thi. Trong các cuộc điều tra tội phạm mạng, sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia liên quan là rất quan trọng. Tuy nhiên các thỏa thuận tương trợ pháp lý giữa các quốc gia hiện còn rất phức tạp điều này gây nên sự tốn kém về mặt thời gian để hoàn thiện các thủ tục và ngoài ra việc điều tra, thu nhập chứng cứ nhằm xác định hành vi phạm tội trên hệ thống máy tính hay không gian mạng giữa các quốc gia còn gặp nhiều khó khăn.

Trên thế giới đã nhiều vụ án TPCNC xuyên quốc gia liên quan đến các cuộc tấn công các trang web, khủng bố mạng. Chẳng hạn, một cuộc tấn công khác có quy mô lớn đó là Vụ tấn công Wanna Cry84 đã sử dụng phần mềm gián điệp tống tiền với tên gọi WannaCry đã khiến khoảng 300.000 máy tính ở 150 quốc gia bị lây nhiễm vào tháng 05 năm 2017. Phần mềm đã mã hóa các tệp tin và yêu cầu người dùng phải trả tiền để đổi lấy các mã khóa. Cuộc tấn công này đã ảnh hưởng đến Telefónica- một công ty viễn thông đa quốc gia Tây Ban Nha và một số công ty lớn khác ở Tây Ban Nha, cũng như các bộ phận của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) của Anh nhiều ngân hàng và các công ty thương mại... Công ty vận chuyển Fedex cho biết họ đã mất hàng trăm triệu USD từ vụ tấn công. Mỹ và Vương quốc Anh đã cáo buộc Triều Tiên đứng sau các vụ tấn công này nhưng phía Triều Tiên đã phủ nhận hoàn toàn những cáo buộc trên, ngoài ra họ còn cho rằng đây là "sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng".

Trong khi đó, Việt Nam đã xảy ra rất nhiều vụ án tội phạm TPCNC xuyên quốc gia, và phần lớn, các vụ án đều liên quan đến cá cược bóng đá hay tổ chức đánh bạc bất hợp pháp thông qua mạng Internet. Winxx8.com là trang mạng cá cược (lô đề, cá độ bóng đá) có trụ sở tại Casino Shanghai Resort (Campuchia), đánh bạc theo hình thức thế chấp, tổ chức nhiều loại hình gồm thể thao (bóng đá, bóng rổ, quần vợt), casino trực tuyến… Giao diện website thể hiện nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Việt. Từ năm 2015, một số người Việt Nam sang làm việc tại các sòng bạc Campuchia, sau khi về nước, những người này đã liên kết, móc nối với các đối tượng tổ chức tại Campuchia để cá độ bóng đá, lô đề, casino trực tuyến cho người Việt Nam đánh bạc tại website Winxx8.com. Các "con bạc" cư trú tại TPHCM và tỉnh Long An đã mở nhiều tài khoản ngân hàng Việt Nam cho các đối tượng tại Campuchia thuê, làm tài khoản đại diện trên trang web để cho các đối tượng đánh bạc nạp tiền. Qua hoạt động nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng

Một phần của tài liệu Đề tài pháp luật quốc tế và thực tiễn về xử lý tội phạm công nghệ cao – kinh nghiệm cho việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)