Nguyên nhân khách quan của sự hình thành và phát triển của tộ

Một phần của tài liệu Đề tài pháp luật quốc tế và thực tiễn về xử lý tội phạm công nghệ cao – kinh nghiệm cho việt nam (Trang 66 - 67)

nghệ cao

2.2.1. Nguyên nhân khách quan của sự hình thành và phát triển của tội phạm công nghệ cao phạm công nghệ cao

Với tính chất hoạt động trên môi trường ảo và phương thức thực hiện “Phi truyền thống” với niềm tin sẽ không thể hoặc rất khó có thể phát hiện tung tích và hành vi phạm tội của tội phạm. Đây là một trong những yếu tố kích thích hoạt động phạm tội đặc biệt đối với trình độ tri thức của loại tội phạm công nghệ muốn thể hiện bản lĩnh của mình. Trên thực tế, người phạm tội không nhất thiết phải ở nơi diễn ra hành vi phạm tội như các loại

85 Bùi Thu Hương, Phá đường dây đánh bạc nghìn tỷ xuyên quốc gia, bắt 9 đối tượng, Báo Chính phủ, 2019.

tội phạm khác mà người phạm tội có thể ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ thời điểm nào, thời gian tính bằng giây để thực hiện được hành vi phạm tội nên rất khó xác định địa điểm phạm tội.

Bên cạnh đó với sự bùng nổ Internet cùng nhiều lợi ích mà chúng mang lại, tội phạm sử dụng triệt để CNTT chính là công cụ, phương tiện phạm tội của mình nhằm mục đích tư lợi, chiếm hưởng trái phép tài sản của người khác hoặc tội phạm coi CNTT chính là mục đích phạm tội của mình nhằm xâm phạm trật tự an ninh. Sự khác biệt về công cụ, phương tiện phạm tội đã khiến cho TPCNC thực hiện được những hành vi phạm tội mà tội phạm truyền thống không thể làm được. Có thể nói, CNTT là một công cụ hữu hiệu giúp cho tội phạm tiến hành hoạt động của mình một cách nhanh chóng mà ít để lại dấu vết. Điều này làm cho việc phục hồi dữ liệu trở lên vô cùng khó khăn và hoặc nếu có phục hồi thì cũng cần có những phương tiện chuyên dụng kỹ thuật cao và tốn nhiều thời gian với những kỹ sư, chuyên gia giỏi.

Tiếp đến chính sự hấp dẫn về kinh tế đem lại là một trong những động lực lớn đối với loại tội phạm này. Trên môi trường ảo tội phạm thực hiện các hành vi của mình bằng những thủ đoạn gian dối một cách nhanh chóng, dễ dàng đã có thể chiếm đoạt tài sản của một người khác mà lao động bình thường khó có thể có được lợi nhuận nhanh và đem lại khối tài sản lớn.

Sự khác biệt trong hệ thống luật pháp và sự hợp tác quốc tế hạn chế là rào cản làm cho hoạt động đấu tranh phòng, chống TPCNC nói chung và tội phạm mạng máy tính nói riêng còn hạn chế, là điều kiện để tội phạm mạng máy tính trên phạm vi toàn thế giới tiếp tục tồn tại, hoạt động.86

Một phần của tài liệu Đề tài pháp luật quốc tế và thực tiễn về xử lý tội phạm công nghệ cao – kinh nghiệm cho việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)