Cơ sở lý luận về đánh giá môi trường

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng bộ tình huống điển hình và giảng dạy thử nghiệm học phần luật môi trường tại trường đại học luật, đại học huế (Trang 56 - 66)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Cơ sở lý luận về đánh giá môi trường

Hoạt động đánh giá môi trường đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ, gìn giữ giá trị của môi trường sinh thái. Đánh giá môi trường là thuật ngữ chung được sử dụng để điều chỉnh đồng thời 03 quy trình bao gồm: Đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và Kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM). Mỗi quy trình nói trên có đối tượng tác động riêng và chủ thể thực hiện cũng khác nhau. Cụ thể nếu như hoạt động ĐTM tác động trực tiếp lên các dự án sản xuất, kinh doanh cụ thể, buộc các chủ dự án phải trực tiếp thực hiện báo cáo hoặc thông qua một tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ về báo cáo ĐTM thực hiện để quá đó đưa ra những định hướng, dự báo chiều hướng tác động đối với diễn thế sinh thái khi triển khai, đưa dự án vào vận hành thì quy trình ĐMC trong trường hợp này lại thuộc về trách nhiệm của cơ quan nhà nước khi nhìn nhận kỹ càng trong việc ban hành các cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp, hạn chế những tác động tiêu cực từ các cơ chế quản lý chính sách lên môi trường sinh thái, tạo động lực thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững đặt ra. Cũng theo quy định của pháp luật, KBM được xem là hoạt động ĐTM ở mức độ đơn giản. Như vậy, với những tiếp cận thống nhất về hoạt động đánh giá môi trường theo quy định của pháp luật, có thể nhận thấy được tầm quan trọng đặc biệt của cơ chế này vào sự nghiệp bảo vệ

52

môi trường sinh thái.

Có thể nói hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, pháp luật về đánh giá môi trường nói riêng đã nhận được sự quan tâm điều chỉnh đúng mức, được ghi nhận rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/2/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/2/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13/5/2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường với các cơ chế vận hành đủ hiệu quả, đảm bảo thực thi các quy định của pháp luật về đánh giá môi trường thực sự phát sinh vai trò là công cụ quản lý quan trọng trong bảo vệ, gìn giữ giá trị của tài nguyên môi trường. Trên thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này, các hành vi vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả bảo vệ môi trường sinh thái. Điển hình như các hành vi trốn tránh trách nhiệm về lập báo cáo ĐTM, không công khai nội dung về ĐTM hoặc có lập báo cáo ĐTM với đầy đủ các cam kết về nghĩa vụ, báo cáo sau đó được tiến hành thẩm định, phê duyệt theo đúng thủ tục, trình tự luật định nhưng các chủ thể có trách nhiệm cố tình trốn tránh các nghĩa vụ, trách nhiệm như đã cam kết trong báo cáo được phê duyệt. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, hành vi vi phạm dễ dàng bắt gặp trên thực tiễn điển hình như hành vi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không tiến hành trách nhiệm đăng ký, thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Thông qua các tình huống điển hình được đưa ra trong nhóm quan hệ pháp luật về đánh giá môi trường, sinh viên cần nắm rõ một số đặc trưng cơ bản sau:

53

giá môi trường;

- Phân biệt, lựa chọn chính xác các trường hợp cụ thể phải thực hiện ĐTM, ĐTM, KBM

- Hình thành các quan điểm cá nhân hướng đến giải quyết vấn đề.

2.2.2. Tình huống điển hình

Tình huống 4.6 Công ty Cổ phần thép DANA – Ý và Công ty Cổ phần thép Dana – Uc có trụ sở đóng tại Cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình tiến hành hoạt động, sản xuất kinh doanh, 2 Công ty nói trên có hành vi gây ra ô nhiễm môi trường, không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, gây phản ứng mạnh trong cộng đồng dân cư. Chính quyền địa phương đã rất nhiều lần ghi nhận lại thực trạng người dân sinh sống xung quanh các nhà máy thép nói trên tập trung trước cổng nhà máy để phản đối, yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động sản xuất do gây ra ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở ý kiến phản ánh của cộng đồng dân cư, ngày 26/11/2018, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần thép DANA – Ý (đường số 11B, Cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đối với các hành vi vi phạm bao gồm: thực hiện không đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với Dự án “Đầu tư dây chuyền luyện thép 200.000 tấn/năm và dây chuyền cán thép 200.000 tấn/năm” tại địa bàn nói trên; không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) đối với Dự án trên; không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng trong quá trình triển khai, thi công Dự án theo đúng quy định của pháp luật. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND thành phố Đà Nẵng cũng được ban hành đối

54

với Công ty Cổ phần thép Dana – Uc, truy cứu trách nhiệm pháp lý của Công ty này đối với các hành vi vi phạm bao gồm: thực hiện không đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với Dự án “Đầu tư nhà máy thép Xuân Hưng” (tên dự án cũ của Công ty Cổ phần thép Dana – Uc) tại Lô C10-C19 đường số 1, Cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng; không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án nói trên; không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) đối với Dự án trên; không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng của Dự án “Đầu tư nhà máy thép Xuân Hưng” theo đúng quy định của pháp luật.

Dựa vào tình huống đưa ra, kết hợp các nội dung lý luận được trao đổi, hãy giải quyết các vấn đề sau:

1. Phát hiện, làm rõ các vấn đề pháp lý phát sinh từ tình huống nêu trên? Nêu cơ sở pháp lý cho từng vấn đề?

2. Hãy xác định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm của Công ty thép DANA – Ý và Dana – Uc trong trường hợp trên? Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng có thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp này không?

Định hướng vấn đề

Vấn đề 1. Trong trường hợp trên, căn cứ vào các tình tiết khách quan được cung cấp, các vấn đề pháp lý cần được nhìn nhận bao gồm:

(1) Hành vi thực hiện không đúng nội dung báo cáo ĐTM và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của Công ty Cổ phần thép DANA – Ý, căn cứ Khoản 1 Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Trên cơ sở Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, Công ty có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ được trao.

55

(2) Hành vi không lập lại báo cáo ĐTM của Công ty Cổ phần thép Dana – Uc, căn cứ quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Hành vi trốn tránh trách nhiệm trong trường hợp này của Công ty bị truy cứu trách nhiệm pháp lý là có căn cứ pháp lý.

(3) Hành vi không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành dự án theo quy định tại cột (4) Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP về việc lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

(4) Hành vi không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng đối với các dự án của các Công ty thép nói trên.

Dựa vào quy định tại Khoản 6, Điều 7 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu, hành vi không lưu trữ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến chất thải nguy hại của Công ty thép DANA – Ý và Dana – Uc là trái quy định của pháp luật

Các hành vi trên buộc phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý do vi phạm trật tự quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính với hình thức xử phạt chính là phạt tiền được ghi nhận cụ thể tại Nghị định số 155/2016/NĐ-CP sẽ được áp dụng để xác định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm nói trên.

Vấn đề 2. Với quy mô dự án, địa điểm tiến hành triển khai các dự án nói trên, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM trong trường hợp này thuộc về UBND cấp tỉnh. Với các tình tiết về hành vi vi phạm được làm rõ thông qua tình huống, căn cứ vào Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với các hành vi trên cụ thể là:

- Đối với Công ty Cổ phần thép DANA – Ý:

+ Căn cứ Điểm e, Khoản 1, Điều 9, tiến hành xử phạt đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và các

56

yêu cầu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

+ Căn cứ Điểm n, Khoản 1, Điều 9, tiến hành xử phạt đối với hành vi không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Căn cứ Điểm a, Khoản 2, Điều 21, tiến hành xử phạt đối với hành vi không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng theo quy định.

- Đối với Công ty thép Dana – Uc, mức xử phạt cụ thể được xác định là:

+ Căn cứ Điểm e, Khoản 1, Điều 9, tiến hành xử phạt đối với hành vi thực hiện không đúng báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và các yêu cầu trong Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.

+ Căn cứ Điểm o, Khoản 1, Điều 9, tiến hành xử phạt đối với hành vi không lập lại báo cáo ĐTM.

+ Căn cứ Điểm n, Khoản 1, Điều 9, tiến hành xử phạt đối với hành vi không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) của dự án "Đầu tư nhà máy thép Xuân Hưng".

+ Căn cứ Điểm a, Khoản 2, Điều 21, tiến hành xử phạt đối với hành vi không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng theo quy định

- Căn cứ quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP và quy định tại Điều 48, 49, 50 của Nghị định này để xác định các chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với các Công ty DANA – Ý và Dana – Uc với các hành vi vi phạm được nhìn nhận từ tình huống.

- Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trong trường hợp trên có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Cổ phần thép DANA – Ý và Dana – Uc.

Tình huống 5.7 Ông Lê Bá Hoàng sinh ngày 16/6/1989, là người lao động tự

57

do, có hộ khẩu thường trú tại thôn 12, Ngọc Lĩnh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, đang sinh sống và làm việc tại tổ 10, Đề Thám, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Ông Hoàng được Cục cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và quản lý quốc gia về dân cư cấp căn cước công dân số 038089008175 vào ngày 31/10/2017. Vào ngày 27/5/2019, ông Hoàng thực hiện hành vi cắt đá ốp lát tại địa chỉ tổ 10, Đề Thám, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng do chính ông làm chủ cơ sở nhưng không có kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo đúng thủ tục, trình tự luật định. Hành vi của ông Lê Bá Hoàng được xác định là vi phạm lần đầu, trong quá trình đoàn công tác tiến hành làm rõ vụ việc, ông Hoàng có tinh thần hợp tác, tạo thuận lợi cho quá trình kiểm tra, thanh tra. Cơ sở sản xuất của ông Hoàng có công suất 50 m2/năm. Từ tình huống trên, hãy làm rõ các vấn đề sau:

1. Nêu rõ các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường mà ông Hoàng thực hiện và căn cứ pháp lý?

2. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch ốp lát của ông Hoàng trong trường hợp trên có phải thực hiện quy trình ĐTM không? Tại sao?

Định hướng vấn đề.

Vấn đề 1. Ông Hoàng có hành vi vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh nhưng không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ quy định tại Điều 29, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Phụ lục II, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Nghị định số 40/2019/NĐ-CP dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch ốp lát của ông Hoàng phải có trách nhiệm trong việc lập KBM theo đúng quy trình, thủ tục luật định.

- Căn cứ quy định tại Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về cơ chế công khai thông tin trong hoạt động đánh giá môi trường, do không thực hiện KBM theo quy định nên cơ chế này cũng không được đảm bảo thực hiện.

Vấn đề 2. Từ những căn cứ pháp lý đưa ra, căn cứ vào mức quy mô về công suất 5m2/năm của dự án, nghĩa là chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô dự án phải

58

thực hiện quy trình ĐTM. Thay vào đó, dự án trên phải thực hiện KBM là hoàn toàn đáp ứng các quy định của pháp luật đối với hoạt động đánh giá môi trường. Cả ĐTM và KBM đều mang bản chất tương tự nhau khi đưa ra những dự báo, định hướng cụ thể đối với môi trường và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nhưng điểm khác nhau xuất phát từ quy mô, dự án phải thực hiện ĐTM không phải thực hiện đăng ký KBM và ngược lại.

Tình huống 6.8 Năm 2016, dự án khu liên hợp gang thép và cảng biển của tập đoàn F được tiến hành lên kế hoạch xây dựng tại địa bàn phường X, thành phố Y, tỉnh Z. Dự án được chia thành 2 giai đoạn đầu tư.

- Giai đoạn 1, chủ đầu tư tiến hành việc:

(1) Xây dựng nhà máy liên hợp gang thép có công suất 7,5 triệu tấn sản phẩm/năm; và

(2) Xây dựng cảng biển nước sâu SD có năng lực cập tàu là 55.000 DWT.∗

Trong phạm vi dự án đầu tư, dự kiến chủ đầu tư phải:

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng bộ tình huống điển hình và giảng dạy thử nghiệm học phần luật môi trường tại trường đại học luật, đại học huế (Trang 56 - 66)