Lịch trình, nội dung và phương pháp giảng dạy học phần:

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần kỹ thuật vi điều khiển (Trang 52)

Tuần Nội dung

Phương pháp giảng

dạy

Tổ chức giảng dạy trực tyến

1 Chương 1: Tổng quan vi xử lý, vi điều khiển 1.1 Vi xử lý 1.2 Vi điều khiển + Thuyết giảng + Trình chiếu + Đặt vấn đề, Trên lớp: + Nghe giảng + Ghi chép

thảo luận nhóm

+ Tham gia thảo luận nhóm

Về nhà:

+ Ôn bài và làm bài tập về nhà

+ Nghiên cứu tài liệu về để phân biệt chức năng Rom, Ram

+ Đọc và trả lời Bài tập tìm hiểu chương 2 2 Chương 2: Cấu trúc vi điều khiển 8051 2.1 Vi điều khiển họ 8051

2.2 Cấu trúc bên trong 2.3 Sơ đồ chân và chức năng

2.4 Cổng vào ra

2.5 Tổ chức bộ nhớ và các thanh ghi cơ bản

+ Thuyết giảng + Trình chiếu + Đặt vấn đề, thảo luận nhóm Trên lớp: + Giải thích nhanh. + Ghi chép + Bài tập tại lớp

+ Phân tích kết quả Làm bài tập buổi trước

Về nhà:

+ Xem trước video Hướng dẫn cài đặt công cụ mô phỏng Bài tập mô phỏng 3, 4 Chương 3: Tập lệnh và hợp ngữ 3.1 Khái niệm hợp ngữ 3.2 Cấu trúc hợp ngữ 3.3 Các chế độ địa chỉ 3.4 Tập lệnh 3.5 Mô phỏng và sữa lỗi + Thuyết giảng + Trình chiếu + Đặt vấn đề, thảo luận nhóm + Giải quyết bài tập Trên lớp: + Nghe giảng + Ghi chép

+ Tham gia thảo luận nhóm

+ Làm bài tập tại lớp: xác định giá trị thay đổi của toán hạng đích và nguồn

Về nhà:

+ Bài tập mô phỏng

5, 6, 7

Chương 4: Điều

khiển vào ra 4.1 Chu kỳ máy 4.2 Điều khiển vào ra 4.3 Tính toán tạo trễ 4.4 Chương trình ứng dụng 4.5 Mô phỏng và sữa lỗi 4.6 Bài tập mô phỏng ASM + Thuyết giảng + Trình chiếu + Đặt vấn đề, thảo luận nhóm + Mô phỏng + Giải quyết bài tập Trên lớp: + Nghe giảng + Ghi chép + Phân nhóm

+ Tham gia thảo luận nhóm + Làm bài tập

Về nhà:

+ Ôn bài và làm bài tập về nhà

+ Nghiên cứu tài liệu về mạch logic tổ hợp

+ Tìm hiểu nghiên cứu Timer/Counter

8, 9, 10 Chương 5: Lập trình C cho 89c51 5.1 Cấu trúc chương trình 5.2 Điều khiện rẽ nhánh và vòng lặp 5.3 Hàm và thủ tục 5.4 Điều khiển vào ra 5.5 Chương trình ứng dụng điều khiển ngoại vi 5.6 Bài tập ứng dụng + Thuyết giảng + Trình chiếu + Đặt vấn đề, thảo luận nhóm + Mô phỏng + Giải quyết bài tập Trên lớp: + Nghe giảng + Ghi chép

+ Tham gia thảo luận nhóm + Làm bài tập

Về nhà:

+ Ôn bài và làm bài tập về nhà + Làm việc nhóm

11, 12, 13, 14

Chương 6: Thanh ghi

có chức năng đặc biệt và ứng dụng 6.1 Khái niệm 6.2 Timer 6.3 Counter 6.4 Ngắt

6.5 Truyền thông nối tiếp 6.5 Bài tập ứng dụng ghép nối ngoại vi + Thuyết giảng + Trình chiếu + Đặt vấn đề, thảo luận nhóm + Mô phỏng + Giải quyết bài tập Trên lớp: + Nghe giảng + Ghi chép

+ Tham gia thảo luận nhóm + Làm bài tập

Về nhà:

+ Ôn bài và làm bài tập về nhà + Làm việc nhóm

15, 16

Báo cáo bài tập ứng dụng ghép nối ngoại vi Trên lớp: + Vận hành, thuyết trình sản phẩm theo nhóm Về nhà: + Tự ôn tập Tuần thi học kỳ Thi cuối kỳ

4.3Bố trí nội dung trên LMS

Hình 4.2: Giao diện học phần trên LMS

Khi đăng nhập vào lớp học sinh viên đã được cung cấp đầy đủ các nội dung theo từng chương, mỗi chương tương ứng sinh viên sẽ được cung cấp các tài nguyên học tập (bài giảng, tài liệu tham khảo và hệ thống các bài tập sinh viên phải thực hiện). Sau mỗi buổi học giáo viên sẽ thông báo nội dung bài tập, thờigian bắt đàu làm bài tập và thời hạn nộp bài.

Theo chủ đề học tập hoặc một cuộc thảo luận tập trung vào các bài tập trình bày ý tưởng xử lý. Hoạt động của khóa học rất đa dạng. Các diễn đàn, Các bài thi, Các nguồn tài nguyên, Các lựa chọn, Các bài khảo sát, Các bài tập lớn, Chats, Các bình luận. Những thay đổi gần đây nhất từ lần đăng nhập cuối cùng có thể được hiển thị trên trang chủ của khóa học và các tài nguyên, gửi các thông báo lên diễn đàn và email các nhân của sinh viên đồng thời trên nhóm (group) ứng dụng Zalo.

4.4 Phương pháp giảng dạy

Ngoài tổ chức nội dung, học liệu trên LMS, sinh viên tham gia các học phần trực tuyến trên ứng dụng Zoom Meeting. zoom meeting là một phần mềm họp trực tuyến, có thể sử dụng trên máy tính, các thiết bị di động. Đặc điểm của Zoom Cloud Meetings là tham gia một cuộc họp tối đa 50 người với chất lượng rõ nét, mặt đối mặt, chia sẻ video màn hình chất lượng cao và nhắn tin nhanh. Một tính năng nổi bật của Zoom là chức năng hội thảo trên web video. Quy mô của những người tham gia mà hội thảo trên web

video có thể phục vụ có thể mở rộng từ 10000 người tham dự chỉ xem và 100 người tham gia video tương tác. Với tính năng này và đặc thù lớp học, giảng viên có cho phép thành viên của lớp tha, gia học tập và trao đỏi trên web vì liên kết URL được tạo bởi phần mềm có thể được sao chép và đăng lên các nền tảng truyền thông xã hội và trình nhắn tin tức thời. Sinh viên của lớp học phần nhận được lệnh tham dự lớp học thông qua email được thực hiện ngay lập tức thông qua tích hợp với ứng dụng email và phần mềm.

Hình 4.3 Giao diện ứng dụng Zoom Meeting

Với những đạc tính nổi trội, đơn giản và tiện lợi đã được giảng viên làm khảo sát về số lượng học sinh đủ điều kiện tham gia lớp học online xác nhận vì vậy các nội dung trao đổi giữa giảng viên và sinh viên được tổ chức trong không gian của ứng dụng Zoom.

Hình 4.3 Giao diện xây dựng lịch trình

Quá trình tổ chức dạy học, trao đỏi với sinh viên trong khuôn khổ của học phần này có cơ chế tổ chức kiểm tra đánh giá và công nhận kết quả học tập cũng như cung cấp bài giảng của giảng viên.

Với nội dung truyền đạt lý thuyết, giảng viên đảm nhận lên lịch cụ thể cho chương trình học zoom (schedule). Gửi vào nhóm lớp và yêu cầu học sinh chuẩn bị bài, câu hỏi để thảo luận.

Với nội dung thực hành, bài tập hoặc các thảo luận luyện, sinh viên nhận trước tài liệu (bản PDF/ảnh tài liệu/bản Word) gửi trước vào nhóm lớp để sinh viên chuẩn bị.

Tổ chức quá trình dạy, giảng viên vào start a meeting. Copy mã ID và Password ở phần invite gửi vào nhóm học của lớp để các em tham gia (join). Chức năng all mute để tránh các âm thanh không mong muốn, các trao đỏi ngoài lớp học và tạp âm làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Sinh viên tự hoặc được giảng viên tắt mic. Khi cần trao đổi với sinh viên cụ thể hoặc yêu cầu sinh viên phát biểu thì giảng viên trao quyền phát biểu bằng cách tác động unmute cho sinh viên. Sinh viên cần phát biểu có thể sử dụng phím raise your hand (bàn tay vẫy).

Chức năng Share screen cho phép các thành viên trong lớp có nhìn thấy nội dung bài giảng như nhìn bảng ở lớp học truyền thống.

Một phòng học trên Zoom cho phép tối đa 100 người trong 40 phút, hoàn toàn miễn phí mỗi lần và có thể thu lại toàn bộ (bật tính năng video record) nội dung buổi học để

người học viên xem lại nếu cần hoặc cho ai vắng mặt. Lưu ý là giáo viên cần chỉnh trước chế độ chỉ giáo viên có quyền điều khiển buổi học, chế độ màn hình và cửa sổ chat để học sinh không thể chat riêng hay đẩy bạn khác ra khỏi nhóm được.

Hình 4.4 Sinh viên tham dự lớp học trực tuyến trên ứng dụng Zoom Meeting

Hình 4.5 Giao diện lớp học được ghi từ máy sinh viên

4.5Tổ chức nhóm thảo luận

Nhằm nâng cao năng lực làm việc nhóm, trong lớp học trực tuyến, cần chia nhỏ lớp học thành các nhóm để thảo luận và làm việc nhóm xem lẫn trong các bài học với giới hạn thời gian thảo luận nhóm bằng chức năng có sẵn (Breakout room), ví dụ: mỗi

nhóm có 15 phút thảo luận về chủ để và tự động quay lại lớp học chính sau khi hết thời gian.

Hình 4.6 Giao diện chia nhóm thảo luận

Giáo viên có thể nhập số lượng nhóm mà bạn muốn tạo ra. Có hai chế độ tạo nhóm là tự động và thủ công. Hình thức phân nhóm tự động, Zoom sẽ sắp xếp ngẫu nhiên các thành viên trong lớp vào từng nhóm. Hình thức phân nhóm thủ công, giáo viên sẽ tự chỉ định thành viên trong từng nhóm.

Hình 4.8 Sinh viên thảo luận và sử dụng phần mềm KeilC để mô phỏng bài tập

4.6 Tổ chức đánh giá

Tham gia học tập dựa trên E-Learning đòi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả năng hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách hiệu quả với giảng viên và các thành viên khác. Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp với bản thân, tự định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra.

Do đặc tính của dạy và học trực tuyến để tăng đánh giá được mức độ tập trung hay thái độ cả người học là việc rất khó khó nhưng bù lại hệ thống LMS cho phép giảng viên xây dựng rất nhiều những dạng bài kiểm tra và chấm điểm tự động nên đây cũng là một lợi thế thế nhằm có thể sử dụng để đánh giá người học thường xuyên hơn với nhiều cấp độ hơn. Cụ thể trong học phần này chúng tôi đã sử dụng rất nhiều cách đánh giá cho mỗi loạibài tập các bài thảo luận, thảo luận nhóm.

Phương pháp tổ chức đánh giá đa dạng và thuận tiện với các dạng bài tập trả lời ngắn, bài tập trắc nghiệm, bài viết, thảo luận, trao đổi. Với hình thưc tổ chức trực tuyến của học phần này, mỗi bài học sinh viên phải tham gia vào các hoạt động kiểm tra. Việc bắt buộc sinh viên làm các bài kiểm tra dưới những hình thức khác nhau không chỉ để phục vụ nâng cao năng lực học tập mà thông qua kiểm tra sinh viên phải tham gia các hoạt động tập thể như thảo luận, phản biện, đưa ra quan điểm cá nhân. Đồng thời việc tổ

chức nhiều bài kiểm tra để sinh nâng cao ý thức tự giác tham dự các buổi học, đảm bảo chuyên cần và hiệu quả hơn.

Tổ chức kiểm tra có thể là các bài tập tại lớp nhằm thay đỏi không khí học tập, tránh cảm giác nhàm chán thiếu tương tác.

Hình 4.9 Sinh viên tham dự phần trình bày báo cáo và thảo luận trực tuyến trên ứng dụng Zoom Meeting

Bài tập làm ở nhà với các hình thức đọc trươc tài liệu, xem trước các video hướng dẫn để trả lời các bài tập trước khi đến lớp. Các bài tập sau buổi học giúp sinh viên cũng cố kiến thức và tạo môi trường vận dụng lý thuyến trong việc xử lý các bài tập.

Để hạn chế việc sao chép có thể cho sinh viên nộp bài tập bằng các dạng file khác nhau: file văn bản, file video mô phỏng, file hình chụp màn hình hoặc làm trên giấy và chụp lại.

Hình 4.12 Kết quả làm bài tập của sinh viên với yêu cầu nộp file video

Giảng viên thiết lập cho học viên nộp filetheo định dạng, GV có thể tải xuống các file bài tập mà học viên đã nộp để tiến hành xem và cho điểm đánh giá.

4.7Những thuận lợi và khó khăn 4.8Thuận lợi

Sinh viên tham gia lớp hcoj có năng lực công nghệ thông tin tốt nên việc tham gia các hoạt động trực tuyến và tựu tìm hiểu để giải quyết khắc phục các khó khăn do thiết bị dễ dàng.

Qua khảo sát, sinh viên học trực tuyến giúp đã cho biết khả năng nắm bắt bài giảng tốt hơn, các tiết học học trực tuyến, ngoài những buổi online thì các giảng viên còn thường thu lại bài giảng và đăng tải lên trang mạng LMS của Trường, do đó sinh viên có thể dễ dàng xem lại các bài giảng mọi lúc mọi nơi.

Nội dung học trực tuyến, giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên qua các nội dung bài tập nhiều hơn, áp lực tự họccủa sinh viên cao hơn so với học truyền thống nên nắm được bài nhiều hơn.

4.9Khó khăn

Hệ thống đường truyền internet của sinh viên ở những vùng xa chất lượng rất kém đôi khi không đăng nhập vào lớp học được hoặc không nghe rõ được nội dung giảng online.

Số lượng bài tập và thời gian tự học của sinh viên phải đảm bảo nhưng kỹ năng sắp xép kế học của sinh viên chưa tốt vì vậy áp lực học tập đối với sinh viên rất lớn.

Trong thời gian dịch bện sinh viên về nhà và sống chung với gia đình nên các sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến việc tập trung học tập của sinh viên.

Khi sử dụng internet để học tập thì có rất nhiều bạn vẫn bị phân tâm bởi sinh viên dễ dàng thị phân tâm bởi các thông tin trên mạng xã hội.

Kết lun và kiến ngh Kết lun

Việc triển khai bài giảng trực tuyến là một bước thử nghiệm không chỉ với học phần Kỹ thuật vi điều khiển mà còn đối với Nhà trường trong việc triển khai hệ thống giảng dạy trực tuyến LMS. Bước đầu thực hiện do tình hình cách ly phòng chống dịch bệnh tuy có ảnh hưởng nhưng đây là điều kiện rất tốt để không chỉ một vài học phần mà nhiều học phần cũng tổ chức giảng dạy trực tuyến. Quá trình triển khai dạy và học trực tuyến vừa qua khẳng định khả năng thích ứng và có nhiều tiềm năng, thế mạnh để đánh giá và tiếp tục tổ chức trên diện rộng hơn. Đồng thời, khẳng định phương thức dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch mà còn là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục.

Vói học phần kỹ thuật vi điều khiển và thực tế triển khai giảng dạy trực tuyến lúc đầu cũng có nhiều khó khăn nhưng có thể khắc phục được. Đây là học phần đòi hỏi sinh viên có nhiều giao tiếp với giáo viên để trình bày các ý tưởng xử lý. Về phía sinh viên, một trong những khó khăn nhất đó là sự hạn chế về kỹ năng tự học, kỹ năng trình bày ý tưởng nhưng sau khi tham đự lớp học nhiều sinh viên cũng đã thích nghi được với việc học trực tuyến, các bài học về sau sinh viên tham gia các hoạt động bài tập, thảo luận nhiều hơn.

Ưu điểm lớn nhất của việc triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện giảng dạy trực tuyến cho học phần kỹ thuật vi điều khiển là nhờ xây dựng đồng bộ học liệu, tài liệu học tập, câu hỏi thảo luận, bài kiểm tra đều được lưu trữ trên nền tảng trực tuyến, người học có thể dễ dàng truy cập những nội dung này vào bất kỳ thời gian nào, ở bất cứ đâu. Bài giảng sẽ được phát trực tiếp để người học tham gia ngay tại thời điểm đó, đồng thời cũng được ghi hình lại làm tài liệu hỗ trợ để sử dụng khi cần.

Trên môi trường học tập trên mạng internet, sinh viên tham dự lớp học mà không phải đến trường dường như đã xóa bỏ mọi rào cản trong việc học tập. Chỉ với một chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh, học viên có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào mà không cần phải trực tiếp di chuyển đến một địa điểm nào đó. Thậm chí, họ có thể chủ động lên một lộ trình học phù hợp với khả năng cá nhân. Tổ chức nội dung bài giảng và quá trình triển khai, hệ thống bài giảng E-Learning đều được nghiên cứu kĩ lưỡng và tỉ mỉ

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần kỹ thuật vi điều khiển (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)