đẳng ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
CMCN 4.0 cùng với các công nghệ và thiết bị thông minh mới là nền tảng thúc
đẩy sự phát triển của giáo dục trực tuyến trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và đặc biệt là giáo dục đại học.
Tại Việt Nam, việc xây dựng các bài giảng điện tử đã được hầu hết các trường đại học quan tâm phát triển từ đầu những năm 2000, như: Đại học giáo dục (thuộc Đại học quốc gia Hà Nội), Đại học Cần Thơ (2004), Đại học Lâm nghiệp (2009), Trường Cao đẳng Công nghệ - nay là Trường ĐH SPKT (2006), …
Theo khảo sát của Nhóm nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me trong thời gian
từ 10-18/3/2016 trên 500 sinh viên các trường đại học tại Việt Nam cho biết, các trường đại học đều xây dựng cổng thông tin điện tử để chuyển tải thông tin hoạt động và đều có sử dụng máy tính, máy chiếu trong quá trình giảng dạy; Hầu hết sinh viên đại học đều sử dụng các thiết bị điện tử như smartphone, laptop hoặc cả hai phương tiện này. Trong đó, có khoảng 40% sinh viên có liên hệ với giáo viên qua mạng xã hội, nhất là qua facebook. Việc sử dụng sách điện tử với tỷ lệ tăng hơn trước cũng giúp sinh viên giảm thiểu cả về thời gian lẫn chi phí trong quá trình học tập, … [1]
Giáo dục trong thời đại 4.0 đã đặt ra cho các trường đại học những thách thức vô cùng lớn nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng tư duy cao, khả năng thích ứng với các môi trường làm việc khác nhau, có tính cạnh tranh toàn cầu, … Để hướng đến nền giáo dục đại học 4.0, các trường cần có sự thay đổi nhanh chóng về mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp dạy và học, … Và, giáo dục trực tuyến là một sự lựa chọn tất yếu cho giáo dục đại học 4.0 của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.