Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 31)

* Phương pháp thống kê

Sử dụng phần mềm excel để thống kê các số liệu có liên quan tới công tác cấp GCNQSDĐ để tổng hợp làm căn cứ cho phân tích số liệu đảm bảo tính hợp lý, có cơ sở khoa học cho đề tài.

Sử dụng các kết quả có sẵn làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.

* Phương pháp so sánh.

Thông qua các số liệu sẵn có, các số liệu thu thập, tổng hợp được để lựa chọn các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học và đúng với thực tế khách quan. *

Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo: Tổng hợp tài liệu, so sánh để làm rõ các tiêu chí cần nghiên cứu và tiến hành viết báo cáo.

3.4.3. Phương pháp phỏng vấn người dân

- Đây là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình dc định sẵn dựa trên những cơ sở luật số lớn của toán học.

- Xây dựng phiếu điều tra công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất. - Tiến hành phỏng vấn người dân ở những nơi có biết động

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN 4.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Quang là một huyện nằm ởphía Đông Nam của tỉnh Hà Giang, các thành phố Hà Giang- trung tâm của tỉnh khoảng 60km dọc theo quốc lộ 2.

Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính cấp xã gồm 21 xã và 02 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên 1.084,01 km2, dân sốnăm 2018 là 125.700 người.

- Vịtrí địa lý:

+ Từ 220 10’ vĩ độNam đến 220 36’ vĩ độ Bắc

+ Từ 104043’ kinh độTây đến 1050 07’ kinh độĐông

- Phạm Vi hành chính:

Có đường địa giới hành chính giáp với các xã: + Phía bắc giáp với huyện Vị Xuyên

+ Phía nam giáp với huyện Lục Yên, Yên Bái + Phía Đông giáp huyện Hàm Yên, Tuyên Quang + Phía Tây giáp Quang Bình

4.1.1.2. Địa hình

Huyện Bắc Quang có địa hình địa mạo tương đối phức tạp so với địa hình của tỉnh Hà Giang được chia thành 3 dạng địa hình chính như sau.

- Địa hình núi cao trung bình: tập trung nhiều ở xã Tân Lập, Liên Hiệp, Đức Xuân với độ cao từ 700 m đến 1.500 m có độ dốc trên 250, chủ yếu là đá Granit, đá vôi và phiến thạch mica.

- Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao từ 100 m đến 700 m,phân bố ở tất cả các xã, địa hình đồi bát úp, lượn sóng thuận lợi cho phát triển các lợi cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

- Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng thoải, lượn sóng ven sông lô, sông con và suối sảo. Đìa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước trên hầu hết diện tích đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu.

4.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình khoảng 22,5 đến 230C. Lượng mưa trung bình khoảng 4.665 – 5.000 mm/năm, Bắc Quang là một trong những vùng có số ngày mưa nhiều nhất ở Việt Nam, khoảng từ 180 đến 200 ngày/năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Tài nguyên rừng, thảm thực vật.

4.1.1.4. Thủy văn

Huyện Bắc Quang chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thủy văn của hệ thống các sông và các suối, trong đó sông Lô là lớn nhất , đoạn chảy qua huyện dài khoảng 50km, các sông nhỏhơn là sông Bạc, Sông Con.

Với một hệ thống sông suối khá dầy đặc, có độ dốc lớn nên việc sử dụng nguồn nước này gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, huyện còn có nhiều khe suối chủ yếu chỉ có nước vào mùa mưa và có khảnăng cung cấp nước tưới bổ sung cho sản xuất vụhè. Do địa hình của huyện và lượng mưa phân bố không đều, đồng thời do tình trạng phá rừng làm rẫy nên có hiện tượng lũ lụt, hạn hán,ảnh hưởng không nhỏđến sinh hoạt và sản xuất.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất:

Đất đai của huyện Bắc Quang được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: đất hình thành tại chỗ do phong hóa đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do đó có thể chia đất của huyện thành 5 nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất phù sa ( Fluvisols) - Nhóm đất Gley ( Gleysols) - Nhóm đất than bùn ( Histosols) - Nhóm đất xám ( Acrisols) - Nhóm đất đỏ ( Ferralsos)

* Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt của huyện chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống sông Lô, sông Con, sông Sảo, sông Bạc và nhiều hệ thống các sông suối nhỏ nằm ở các khe núi, ao, hồ khác,. Do nằm trên địa hình chia cắt mạnh và độ dốc dòng chảy lớn nên việc khai thác và sử dụng nguồn nước mặt gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

- Hiện chưa có tài liệu cụ thể nghiên cứu về trữ lượng nước ngầm, nhưng qua khảo sát hồ sơ bộ tại một số giếng nước trong vùng cho thấy mực

nước ngầm nằm ở độ sâu 6-10m, có thể khai thác dùng trong sinh hoạt cho nhân dân.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Kinh tế

Sản xuất nông nghiệp giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống của nhân dân. Chính vì vậy mà những năm gần đây ngành trồng trọt của huyện Bắc Quang khá phát triển cụ thểnhư:

Năm 2018 tổng sản lượng lương thực của toàn huyện đạt 48.672,24 tấn, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 391.000 triệu đồng (theo giá hiện hành)

Việc hực hiện công tác vận động, loại bỏ các tập tục lạc hậu để thay bằng nếp sống văn minh xây dựng khu dân cư – thôn xóm văn hóa, đến nay 80% số gia đình trong xã đã đạt chuẩn gia đình văn hóa. Có 72.8% gia đình đạt chuẩn văn hóa 3 năm liền.

4.1.2.2. Xã hi

a. Dân số

- Tính đến năm 2018 huyện Bắc Quang có 26.968 hộ được phân bố thành 21 xã, và 2 thị trấn t trên địa bàn. tổng số nhân khẩu: 112.751 người, bình quân 4,2 người/ hộ. Bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc tày chiếm đa số50.944 người, chiếm 54,18% dân số toàn huyện, dân tộc kinh có 30.956 nguời, chiếm 27,46%, dân tộc Dao có 16.766, chiếm 14,87%, dân tộc Nùng có 5.694 người, chiếm 5,05% , dân tộc Mông có 5.062 người, chiếm 4,480%, còn lại là một số dân tộc thiểu số khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dân số

- Là một huyện có nhiều dân tộc sinh sống nên rất đa dạng hóa về phong tục, tập quán. Do đó, công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ năm 2018 tỷ lệ dân số tự nhiên là 1,3%.

- Năm 2018 huyện có lực lượng lao động dồi dào với 56.900 lao động trong độ tuổi, chiếm 45,52% dân số. Đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy các nghành sản xuất phát triển, nhưng số lao động có trình độ còn hạn chế ( lao động được đào tạo chiếm 40% tổng sốlao động, sốlao động được tạo việc làm 3,63%) nên cũng gây khó khăn cho các cấp lãnh đạo của địa phương trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 25,2 triệu đồng/người/ năm.

4.1.3. Đánh giá chung điều kin t nhiên kinh tế xã hi huyn Bc Quang *Thun li *Thun li

- Với các đặc trương của một xã miền núi, đất đai phong phú, khí hậu trong lành, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, tạo cho xã có nhiều chủng lạo cây trồng, vật nuôi đa dạng.

- Nguồn nước của xã thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp và sinh hoạt đời sống nhân dân.

- Xã có 100 % dân số là dân tộc kinh, trình độ dân trí khá cao, nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, chịu khó, sáng tạo, nhận thức về pháp luật, về tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân ngày càng được nâng cao.

*Khó khăn

Song song với những mặt thuật lợi đã nêu thì Huyện Bắc Quag còn có một số mặt không được thuật lợi gây khó khăn cho sinh hoạt và đời sống của người dân như:

- Địa hình phức tạp , đất đai đa phần là đồi, dốc, bề mặt còn ít được che phủ gây nên xói mòn, rửa trôi làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông – lâm nghiệp và hạn chế phát triển hệ giao thông.

- Hệ thống thủy lợi chưa được hoàn chỉnh do vậy nhiều vùng đất bị ngập úng vào mùa mưa, khô hạn vào mùa khô.

- Nguồn lao động dồi dào, tuy nhiện chất lượng thì chưa cao, tỷ lệ lao động được qua đào tạo còn rất thấp, là trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, thịtrường.

- Còn hạn chế trong việc hoạch định, định hướng, tầm nhìn phát triển kinh tế xã hội. Kế hoạch chuyển đổi cây trồng vật nuôi còn chậm, chưa mang lại hiệu quảcao, đảm bảo cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

4.1.4. Tình hình quản lý đất đai của huyn

4.1.4.1. Hiện trạng quỹ đất

Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Bắc Quang. Năm 2018, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Bắc Quang là 110 564.45 ha bao gồm:

- Đất nông nghiệp 99 582.88 ha chiếm 87,61 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp 5 970.37 ha, chiếm 5,55% tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng 7784.80ha, chiếm 7.04% tổng diện tích tự nhiên.

4.2. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Bảng 4.1Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang năm 2018

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha) Cơ cấu

(%)

(1) (2) (3) (4) (5)

I Tổng diện tích tự nhiên 110564.45 100

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 96861.93 87.61

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 23807.04 21.53

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11204.72 10.13

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5104.82 4.62

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 6099.91 5,52

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 12602.31 11.40

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 72276.32 65.37

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 57448.92 51.60

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 14827.40 13.41

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 777.52 0.70

1.4 Đấtnông nghiệp khác NKH 1.06 0.001

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 5917.72 5.35

2.1 Đất ở OCT 1278.81 11.06

2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 1053.08 0.95

2.1.2 Đất ở đô thị ODT 225.74 0.20

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2289.99 2.07

2.2.1 Đất trụ sở, cơ quan TSC 17.68 0.02

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 554.62 0.50

2.2.3 Đất an ninh CAN 2.20 0,002

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 97.64 0.09 2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 212.45 0.19 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1405.40 1.27

2.3 Đấtcơ sở tôn giáo TON 1.21 0.001

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2.16 0.002

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa

táng NTD 71.77 0.06

2.6 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối SON 2219.28 2.01

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 54.49 0.05

2.8 Đấtphi nông nghiệp khác PNK 0.00 0.00

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 7784.80 7.04

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 162.33 0.15

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 7011.95 6.34

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 610.51 0.55

Nguồn: ( Văn Phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bắc Quang)

Tính đến ngày 31/12/2018, huyện Bắc Quang có 110564.45 ha diện tích đất tự nhiên. Gồm có:

* Đất nông nghiệp: Có diện tích 96861.93 ha, chiếm 87.61% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 23807.04 ha, chiếm 21.53 % so với diện tích tự nhiên, trong đó:

+Đất trồng cây hàng năm khác với diện tích 6099.91ha, chiếm 5.52% so với diện tích tự nhiên.

+ Đất trồng lúa với diện tích 5104.82 ha, chiếm 4.62% so với diện tích tự nhiên.

+ Đất cây lâu năm có diện tích 12602.31ha, chiếm 11.40% so với diện tích tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp có diện tích72276.32 ha, chiếm 65.37% so với diện tích tự nhiên.

- Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 777.52ha, chiếm 0.70 % so với diện tích tự nhiên.

- Đất nông nghiệp khác: có diện tích1.06 ha, chiếm 0.001% so với diện tích tự nhiên.

* Đất phi nông nghiệp: Có diện tích là 5917.72ha, chiếm 5.35% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

- Đất ởcó diện tích 1278.81ha, chiếm 11.06 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất chuyên dùng có diện tích 2289.99ha, chiếm 2.07 % tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất cơ sở tôn giáo có diện tích 1.21ha, chiếm 0.01% so với diện tích tự nhiên.

- Đất cơ sở tín ngưỡng có diện tích 2.16ha, chiếm 0.02%.

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối có diện tích 2219.28ha, chiếm 2.01% diện tích tự nhiên.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 71.77ha, chiếm 0.06% so với diện tích tự nhiên.

- Đất có mặt nước chuyên dùng có diện tích 54,49ha, chiếm 0.05 so với diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp khác có diện tích 0.0ha, chiếm 0.0% so với diện tích tự nhiên.

* Đất chưa sử dụng: Hiện còn 7784.80ha chiếm 7.04% so với diện tích tự nhiên.

- Đất bằng chưa sử dụng có diện tích 162,33ha, chiếm 0.15% so với diện tích tự nhiên.

-Đất đồi núi chưa sử dụng có diện tích 7011,95ha, chiếm 6.34% so với diện tích tự nhiên.

- Núi đá không có rừng cây có diện tích 610,51 ha, chiếm 0.55% với diện tích tự nhiên.

4.2.2. Sơ lược công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Bắc Quang,

tỉnh Hà Giang

4.2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó:

Huyện Bắc Quang đã chỉ đạo việc thực hiện theo các văn bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành cụ thể như sau:

- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi bổ sung theo Nghị Định số 51/2001/QH - 10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc Hội khóa X, kỳ họp thứ 10).

- Luật Đất đai 2013 được ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2013

- Nghị định 43/2014/NĐ- CP ngày 15/05/2014 của chính phủ về việc thi hành một số điều của luật đất đai.

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày15 tháng 05 năm 2014 của Chính Phủ quy định về giá đất.

- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính Phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.

- Theo quyết định số: 42/2014/QĐ-UBND (2014) của UBND tỉnh Hà Giang ngày 17 tháng 09 năm 2014 , Ban hành quy định về đăng kí đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng kí biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

4.2.2.1. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

*Công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Trong năm 2016, phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã tích cực, chủ động tham mưu UBND huyện thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 31)