Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên với việc bảo vệ môi trường hiện nay

Một phần của tài liệu Đề tài đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với việc bảo vệ môi trường trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 29 - 34)

8. Cấu trúc đề tài

1.3.1. Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên với việc bảo vệ môi trường hiện nay

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt

Nam; chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của thanh niên; Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng và tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Đoàn Thanh niên thường xuyên tổ chức những hoạt động để vận động, tập hợp các đối tượng thanh niên xung kích, tình nguyện tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc, phát triển kinh tế - xã hội, BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tham gia các hoạt động BVMT, sử dụng hợp lý tài nguyên; đấu tranh chống

các hành vi huỷ hoại tài nguyên, môi trường ( Điều 12 khoản 3 Luật Thanh

niên 2005 ). Phối hợp với các ngành Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, các đoàn thể nhân dân tổ chức Hội nghị tập huấn “Kỹ năng truyền thông bảo vệ môi trường, ứng phó với bão lụt”. (Nghị quyết Trung ương Đoàn và Bộ Tài nguyên Môi trường số 03/2008/NQLT-TUWDTN-BTNVMT).

Trong nhiều năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã huy động thanh niên tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH. Các cấp bộ Đoàn đã tổ chức những hoạt động như: truyền thông nâng cao nhận thức thay đổi thái độ và xây dựng hành vi của thanh niên sống thân thiện với môi trường; phát động phong trào

và các cuộc vận động để huy động các tầng lớp thanh niên chung tay BVMT;

xây dựng mô hình thanh niên BVMT…Những hoạt động của các cấp bộ Đoàn khu vực miền Bắc đã góp phần BVMT, quản lý tài nguyên, ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai.Tuy nhiên, hoạt động BVMT của các cấp bộ Đoàn cũng còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục.

Công tác phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và ngành tài nguyên và môi trường:

Nhận rõ quyền lợi và trách nhiệm của thanh niên trong BVMT, Trung ương Đoàn và Bộ tài nguyên và Môi trường đã ký Nghị quyết liên tịch số 03/2008/NQLT-TƯĐTN-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 nhằm huy động thanh niên trong cả nước tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và ngành Tài nguyên và Môi trường khu vực miền Bắc đã triển khai đến Nghị quyết liên tịch của Trung ương. 100% cấp tỉnh đã ký chương trình hoặc kế hoạch liên tịch giữa Đoàn Thanh niên với ngành Tài nguyên và Môi trường huy động các tầng lớp thanh niên xung kích, tình nguyện tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH. Các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động huy động thanh niên tham gia BVMT, tổ chức những hoạt động truyền thông như mít tinh hàng năm nhân “Ngày Môi trường thế giới”; “Ngày Đại dương thế giới, “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam” và “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”; thực hiện tập huấn kiến thức, kỹ năng BVMT cho đội ngũ cán bộ đoàn. Các hội nghị tập huấn của Đoàn Thanh niên có sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia, các nhà quản lý của ngành Tài nguyên và Môi trường. Các Tỉnh/Thành Đoàn chủ động và tích cực tham gia xây dựng kế hoạch BVMT theo chức năng, nhiệm vụ và tham gia đóng góp ý

kiến xây dựng văn bản, dự thảo các chương trình trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Hàng năm, các Tỉnh/Thành Đoàn đều xác định công tác BVMT là một

trong những hoạt động trọng tâm trong công tác Đoàn và phong trào TTN, có

những kế hoạch chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động BVMT. Hoạt động BVMT được các cấp bộ Đoàn quan tâm chỉ đạo. Các Tỉnh/ Thành Đoàn đều triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đoàn như: Năm 2008 và 2009, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã chỉ đạo quyết liệt công tác BVMT, triển khai rộng khắp trong các cấp bộ Đoàn. Năm 2010, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã chọn chủ đề Tháng Thanh niên là “Thanh niên hành động vì môi trường” với phương châm “Mỗi thanh niên một hành động, mỗi cơ sở Đoàn một hoạt động thiết thực bảo vệ môi trường”. Năm 2011, Ban Bí thư Trung ương Đảng chọn là Năm Thanh niên, nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của thanh niên trong công tác BVMT và ứng phó với BĐKH, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã chọn “Ngày Thanh niên hành động vì môi trường” là một trong những hoạt động khởi động Năm Thanh niên. Năm 2012, BVMT và ứng phó với BĐKH trở thành một nội dung xung kích quan trọng trong phong trào hành động cách mạng của tổ chức Đoàn đã được Đại hội Đoàn

toàn quốc lần thứ X nhiệm kỳ 2012 - 2017 thông qua. Năm 2013, Ban

Thường vụ Trung ương Đoàn đã ban hành Chương trình hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường” nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động BVMT, ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm tài nguyên của đoàn viên, thanh thiếu nhi...

Báo cáo chính trị Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI (2017-2022) chủ trương phát động 3 phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp thanh niên: “Thanh niên tình nguyên, Tuổi trẻ sáng tạo và Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” và 3 Chương trình hành động: “Đồng hành với thanh niên trong học tập; Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp và Đồng hành với

thanh niên phát triển kỹ năng thực hành xã hội, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”. Trong 3 phong trào và 3 chương trình, có những nội dung về động viên TTN tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH.

Trong nhiều năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã huy động thanh niên tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH. Các cấp bộ Đoàn đã tổ chức những hoạt động như: truyền thông nâng cao nhận thức thay đổi thái độ và xây dựng hành vi của thanh niên sống thân thiện với môi trường; phát động phong trào

và các cuộc vận động để huy động các tầng lớp thanh niên chung tay BVMT;

xây dựng mô hình thanh niên BVMT… Những hoạt động của các cấp bộ Đoàn khu vực miền Bắc đã góp phần BVMT, quản lý tài nguyên, ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, hoạt động BVMT của các cấp

bộ Đoàn cũng còn bộc lộ một số hạn chế cần khắcphục.

Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Đặc biệt, năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình

mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 -

2020 tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg.

Ngày 17/7/2019,Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi

khí hậu giai đoạn 2019 - 2022”.Đề án nhằm nâng cao nhận thức và hướng tới

thay đổi hành vi cho TTN nói riêng và nhân dân nói chung trong việc BVMT,

ứng phó vớiBĐKH.

Hàng năm, 100% tổ chức Đoàn các cấp tổ chức ít nhất mộthoạt động tham

gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; 100% chi đoàn trên địa

bàn dân cư đăng ký đảm nhận và triển khai thực hiện “Tuyến đường sáng -

xanh - sạch - đẹp”; các cấp bộ Đoàn triển khai hiệu quả Chương trình “Vì một Việt Nam xanh”, tổ chức trồng mới 30 triệu cây xanh.

Triển khai thực hiện 200 công trình thanh niên cấp tỉnh, 1.600 công trình

thanh niên cấphuyện về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH; hỗ trợ 1.000

ý tưởng khởi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên

trong lĩnh vực BVMT, ứng phó với BĐKH; hỗ trợ xây dựng 250 nhà tránh lũ

cho các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực miền Trung. Đa dạng các hình thức tuyên truyền:

Một trong các giải pháp thực hiện Đề án là tổ chức các hoạt động tuyên

truyền về BVMT, ứng phó với BĐKH, trong đó, tuyên truyền trực quan như

sử dụng hệ thống băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi; biên tập và phát hành các tài liệu sinh hoạt chi đoàn - chi hội - chi đội…

Bên cạnh đó, tuyên truyền trên báo chí, phát thanh, truyền hình: Xây dựng các chuyên mục dài kỳ, phóng sự truyền hình, viết tin, bài phản ánh về hoạt

động tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH của TN trên hệ thống báo chí,

phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; tổ chức các chương trình

truyền hình thực tế, các chương trình truyền hình tương tác về BVMT giữa

ĐVTN và người dân trên truyền hình.

Về tuyên truyền trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông hiện đại,

xây dựng bộ sản phẩm tuyên truyền hiện đại về BVMT, ứng phó với BĐKH;

phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và triển khai phần mềm tra cứu thông tin về môi trường, thông tin cảnh báo thiên tai, thông tin về giải

pháp, công nghệ BVMT.Hàng năm, phát động và triển khai chiến dịch truyền

thông thông qua tổ chức các chiến dịch, diễn đàn, tọa đàm, cuộc thi, hoạt

động của TN để hưởng ứng các sự kiện về BVMT, ứng phó vớiBĐKH; thiết

kế, biên tập và in các ấn phẩm truyền thông về BVMT và ứng phó với

BĐKH. Đồng thời thành lập các đội tuyên truyền viên về BVMT của TN

tham gia tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân địa phương thay đổi hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt gây hại đối với môi trường.

Xây dựng, nhân rộng các mô hình về BVMT. Giải pháp khác của Đề án là

trongĐVTN.Cụ thể, tiếp tục triển khai hiệu quả và xây dựng, nhân rộng các mô hình, công trình TN tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH; hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong

lĩnh vực BVMT; vận động ĐVTN sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào của

sản xuất thân thiện với môi trường, thực hiện xả thải đúng quy định, xây dựng các mô hình kinh tế xanh; hướng dẫn thành lập và duy trì các tổ hợp tác, hợp

tác xã thanh niên hoạt động trong lĩnh vực môi trường; hướng dẫn thành lập

và duy trì hoạt động của các đội hình thanh niên xung kích tham gia làm sạch bờ biển; các đội hình thanh niên tình nguyện chuyên sâu phòng chống thiên tai, hỗ trợ người dân trong xử lý sự cố môi trường; các câu lạc bộ thanh niên

tình nguyện về BVMT...

Bên cạnh đó, xây dựng, nhân rộng các mô hình về ứng phó với BĐKH. Cụ

thể, triển khai chương trình “Vì một Việt Nam xanh”, xây dựng các mô hình

điểm về trồng trọt ứng phó với BĐKH, tiết kiệm điện, năng lượng; xây dựng

nhà tránh lũ và các công trình bể chứa nước, bể lọc nước… cho ĐVTN và

người dân tại các khu vực miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị ảnh hưởng của bão, lũ; triển khai các hoạt động hỗ trợ nhân dân thích ứng với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu Đề tài đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh với việc bảo vệ môi trường trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)