8. Cấu trúc đề tài
2.1.1. Đặc điểm, tình hình của quận Thanh Xuân
Thanh Xuân là một quận phía Tây Nam của nội thành Hà Nội, thủ đô của
Việt Nam. Quận nằm ở cửa ngõ phía tây, là quận mới được thành lập ngày 22
tháng 11 năm 1996, trên cơ sở tách 4 phường: Thượng Đình, Thanh Xuân
Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt; 78,1ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa; xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình thuộc huyện Thanh
Trì.Quận Thanh Xuân có diện tích tự nhiên 913,2 ha.
Về nguồn gốc
Quận Thanh Xuân được hình thành từ những làng cổ Kẻ Mọc - Tam
Khương xưa. Theo các nhà nghiên cứu ngữ âm học lịch sử thì những địa phương mang tên Kẻ xuất hiện từ thời Hùng vương cho đến trước thế kỷ X sau Công nguyên khi chữ Hán chưa phổ cập rộng rãi. Kẻ Mọc có thể ra đời trong thời gian này.
Tên nôm Kẻ Mọc đổi thành Cự Mộc (巨木) là Hán tự và đổi thành hương Nhân
Mục (仁睦) sớm nhất vào thời thuộc Đường. Đầu thế kỷ XI, khi Lý Công Uẩn rời
đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long, Nhân Mục là một hương thuộc ngoại vi của kinh thành Thăng Long.
Dưới triều Lê sơ, trải qua các triều Lê Thái tổ (1428-1433), Lê Thái Tông
(1433-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459), mật độ cư dân của Nhân Mục ngày càng đông đúc. Nhằm tăng cường quản lý các làng xã một cách chặt chẽ, năm 1490, cùng với việc định lại bản đồ trong cả nước, Lê Thánh Tông ban hành
thể lệ chia đặt lại các xã thôn: “Xã nào đủ 500 hộ rồi mà thừa ra lại 100 hộ trở lên có thể thành một xã nhỏ nữa, nên đến báo cáo tâu lên, cho tách làm xã
khác để thêm rộng bản đồ” (theo Đại Việt sử ký toàn thư, tập III, Nxb KHXH,
Hà Nội 1968, tr. 307).
Vào thời gian sau này, tên gọi cũng như địa giới hành chính của các làng xã thuộc Kẻ Mọc xưa tiếp tục có sự thay đổi. Từ sau năm 1888 trở đi, khi Hà Nội trở thành nhuộc địa của thực dân Pháp thì hệ thống các đơn vị hành chính của quận Thanh Xuân ngày nay có thay đổi ít nhiều. Trong cuốn sách Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ do Viện Viễn Đông Bác Cổ (Pháp) sưu tầm trong thập niên 20 (thế kỷ XX) thì địa bàn quận Thanh Xuân (ngày nay) bao gồm các xã Phương Liệt, Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân, Thượng Đình, Khương Hạ, Hạ Đình (tổng Khương Đình) thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.
Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, ranh giới tự nhiên của các xã thôn trước đây có sự thay đổi, tuy nhiên các địa danh cũ vẫn được bảo lưu khá bền vững. Điều đó thể hiện qua tên gọi chính thức các xã, phường (kể cả tên một số đường phố) trên địa bàn quận. Quá trình đô thị hóa và phát triển của
thủ đô Hà Nội, ngày 22-11-1996, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt ký Nghị
định số 74/CP thành lập quận Thanh Xuân gồm 11 đơn vị hành chính được
duy trì đến ngày nay.
Về vị trí địa lý
Phía Đông giáp quậnHai Bà Trưng
Phía Tây giáp quậnNam Từ Liêm
Phía Tây Nam giáp quậnHà Đông
Phía Nam giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì
Phía Bắc giáp các quậnĐống Đa, Cầu Giấy.
-Địa hình, địa mạo:
+ Địa hình của quận Thanh Xuân tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình
từ 5 - 6 mét so với mực nước biển, phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 5 - 5,6m.
Khu vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 4,7 - 5,2m, một số khu vực ao
hồ, đầm trũng có độ cao khoảng 3,0 - 3,5m. Điều kiện địa hình quận Thanh
Xuân tương đối thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đô thị.
+Trên địa bàn quận Thanh Xuân có quốc lộ số 6 chạy qua, bắt đầu từ Ngã
Tư Sở qua Thanh Xuân đến quận Hà Đông và đi các tỉnh miền Tây Bắc như
Hòa Bình đi Phú Thọ theo Quốc lộ 21... Trên địa bàn quận có 5 tuyến đường giao thông chính đi qua như: đường Giải phóng, đường Nguyễn Trãi, đường
vành đai 3, đường Trường Chinh, đường Láng Hạ - Thanh Xuân.
+Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một mạng lưới giao thông nội bộ nối
liền giữa các trục giao thông chính và các phường trong toàn quận với các
quận, huyện giáp ranh. Vị trí này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã
hội, phát triển kinh doanh - thương mại - dịch vụ.
Vềkhí hậu, thủy văn
Khí hậu quận Thanh Xuân có chung chế độ khí hậu của Thành phố Hà Nội thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng, ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6°C, độ
ẩm 79%, lượng mưa 1.600 mm, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa hạ, thời tiết nóng, từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình
khoảng 23,9°C. Mùa đông, thời tiết lạnh, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có
Quận thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thuộc khu vực quanh nǎm tiếp nhận lượng
bức xạ Mặt Trời khá dồi dào và có nền nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng mưa khá
lớn. Lượng mưa phân bố khá đồng đều, trung bình khoảng 1.600 - 1.800
mm/năm. Khí hậu quận Thanh Xuân cũng ghi nhận những biến đổi bất
thường. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại quận được ghi lại ở mức kỷ lục
42,8°C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất 2,7°C.
Quận Thanh Xuân có 2 con sông thoát nước chính của Thành phố Hà Nội, chảy qua từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây là sông Tô Lịch và sông Lừ
Sét. Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan
trọng trong việc điều tiết nước giữa các mùa, tiêu nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa sự dao động của mực nước cho khu vực như: đầm Hồng (Khương
Đình), đầm Bờ Vùng (Hạ Đình), hồ Dẻ Quạt (Hạ Đình), hồ Rùa và hồ
Thượng (Phương Liệt), dự án công viên hồ Điều Hòa Nhân Chính đang được
đầu tư, cải tạo theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội.
Về dân số
Tính đến ngày 30/9/2019 toàn Quận có 83.729 hộ, tương đương 293.524
nhân khẩu, quy mô hộ trung bình là 3,5 người/hộ; mật độ dân số khoảng
32.292 người/km2; diện tích bình quân nhà ở đầu người là 27.1m2.
Tỷ lệ dân số thuộc dân tộc Kinh chiếm 99,2%, còn lại các dân tộc khác; tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết là 99,9%; tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên phân theo tình trạng hôn nhân, chưa có vợ/chồng là 27,6%, có vợ/chồng là 66,7%, các tình trạng khác (góa, ly hôn, ly thân) là 5,7%; tỷ lệ hộ đang ở nhà
chung cư là 38,6%, nhà riêng lẻ là 61,4%. (Chi Cục Thống kê quận Thanh
Xuân).
Về cơ sở hạ tầng
Quốc lộ 6từ Hà Nội đi các tỉnh phía Tây Bắc bắt đầu từ Ngã Tư Sở đi qua
địa bàn quận.Đường Nguyễn Trãi mật độ dân cư và cụm nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá nên lưu lượng người tham gia giao thông rất lớn. Đường vành
đai 3 và đường Trường Chinh là những trục giao thông chính nối quận Thanh Xuân với trung tâm thành phố và các quận huyện khác.
- Những điểm nhấn quan trọng nhất về quận Thanh Xuân:
+ Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính nằm một phần tại phường Nhân Chính
(phần còn lại tạiquận Cầu Giấy) đang phát triển mạnh như một trung tâm mới
của thành phố Hà Nội; Khu đô thị Mandarin Garden;Khu đô thị cao cấp Royal
City, Hiện nay Royal City đang phát triển với rất nhiều dịch vụ, là điểm đến lí
tưởng;Khu đô thị Pandora.
+ Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 1 (Ngọc
Hồi - Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 2A (Cát Linh
- Hà Đông), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh -
Dương Xá) trong đó tuyến số 2A đã được chạy thử nghiệm vào đầu tháng 8-
2018 và chính thức vận hành vào quý I-2019; tuyến số 1 hiện đang được đầu
tư xây dựng.Trên địa bàn quận có 51 đường, phố và 31 tuyến xe bus đang
hoạt động.
Về hệ thống giáo dục
Thanh Xuân là quận tập trung nhiều Học viện, trường Đại học lớn của Thủ
đô, Quận có 27 trường THCS, THPT, như:Trường Đại học Phòng cháy chữa
cháy,Trường Đại học Khoahọc Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,Học viện
Quản lý Giáo dục,Trường Đại học Hà Nội,Trường Đại học Công nghệ Giao
thông Vận tải,Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương,Trường Đại
học Kiến trúc Hà Nội.
Vềdi tích lịch sử
Trên địa bàn quận Thanh Xuân ngày nay còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử gắn liền với truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân địa
phương. Đặc biệt nhất là Gò Đống Thây-nơi nghĩa quân Lam Sơn do tướng
Lê Triệu chỉ huy tại cầu Mọc qua sông Tô Lịch (thế kỷ 15) đã chôn xác quân
danh nhân, nhà văn, nhà giáo, tiêu biểu nhất là Đặng Trần Côn, tác giả “Chinh phụ ngâm”, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân...
Theo thống kê của quận Thanh Xuân, đến tháng 6/2010, toàn quận có 45 di tích các loại. Trong số đó có 9 ngôi đình, 7 chùa, 1 nghè, 1 gò, 1 miếu, 1 lăng
mộ, 1 văn chi, 1 nhà lưu niệm, 11 nhà thờ họ, 12 di tích Cách mạng-Kháng
chiến và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều di tích lịch sử văn hóa
đã được xếp hạng như đình Vòng, đình Khương Trung, đình Quan Nhân, Cự
Chính…
Tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng
Năm 2019, kinh tế trên địa bàn quận Thanh Xuân tiếp tục tăng trưởng khá,
đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, dịch vụ; giá trị sản xuất trên địa bàn tăng
9,29% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng tăng 7,4%; giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ tăng 10,6%. Chủ đề công tác năm 2019 “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị” gắn với 2 Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức và Quy tắc ứng xử nơi công cộng được tổ chức thực hiện nghiêm túc trong toàn quận; ý thức, trách nhiệm của CB, CC, VC trong thực thi công vụ tiếp tục
được nâng lên, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Từ năm 2015 đến năm 2019, quận Thanh Xuân liên tục được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua xuất sắc.
Công tác quản lý đô thị và vệ sinh môi trường bước đầu đạt kết quả tích cực. Các công trình, dự án trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ. Trong năm, đã hoàn thành 08 công trình, dự án trường học (trong đó có 05 trường được đầu tư xây dựng, thành lập mới), kịp thời đưa vào sử dụng phục vụ năm học mới. Công tác GPMB được chỉ đạo quyết liệt, đạt kết quả tích cực, trong đó, đã hoàn thành công tác GPMB thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 2 (đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở), là quận đầu tiên của thành
Sự nghiệp văn hóa, giáo dục và y tếtiếp tục phát triển đạt kết quả tích cực; an sinh xã hội được đảm bảo. Giáo dục và Đào tạo quận lần thứ 5 liên tiếp đứng thứ Nhất ngành giáo và dục đào tạo Thủ đô; năm thứ 7 liên tục được UBND Thành phố tặng cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua”.
Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ quận tiếp tục tập trung đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, vai trò, trách nhiệm
của các tổ chức cơ sở Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Quận ủy chỉ đạo
các tổ chức cơ sở Đảng duy trì tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và thực hiện tốt công tác dân vận.
Hoạt động của HĐND quận và phường tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng, tính toàn diện của các nghị quyết kỳ họp và công tác giám sát; tập trung rà soát, xem xét, giải quyết các ý kiến kiến nghị của cử tri. Ngoài ra,
MTTQ và các đoàn thể của quận đã bám sát sự chỉ đạo và thực hiện tốt các
nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu của năm, được Ban Thường vụ Quận ủy và
Thành phố đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, thời gian
qua, quận Thanh Xuân tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, xây
dựng và triển khai thực hiện nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả, thiết thực ở một số lĩnh vực quan trọng như: Cải cách hành chính, giáo dục và đào tạo, an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm... Nổi bật là mô hình: Tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến cho học sinh THCS; vệ sinh công nghiệp trong các trường học; dạy bơi cho học sinh các trường tiểu học công lập; lắp đặt camera an ninh tại 100% các trường học; xây dựng mới Trường THCS Thanh Xuân hoạt động theo mô hình trường chất lượng cao; nữ giáo viên, nữ sinh lớp 9 mặc áo dài đến trường và tặng cặp sách cho nữ sinh lớp 9 các trường THCS công lập; phần mềm nhắn tin SMS thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính, thông báo lịch họp, nhắc việc...; thí điểm tổ chức đăng ký khai tử tại nhà (phường Hạ Đình), dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về đăng ký khai tử
(phường Kim Giang); xây dựng hai khu dân cư điện tử tại khu dân cư số 6, 7, 8 (phường Hạ Đình) và khu chung cư Hapulico (phường Thanh Xuân Trung); xây dựng thí điểm chuỗi cửa hàng cung cấp thực phẩm an toàn có kiểm soát (trên địa bàn các phường: Hạ Đình, Nhân Chính, Thanh Xuân Bắc, Kim Giang, Khương Mai)… Hiện nay, một số mô hình đã được thành phố, các sở, ngành phổ biến, nhân rộng.