Các chức năng của wincc

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mô hình trạm trộn bê tông dùng PLC s7 300 và mô phỏng trên WinCC (Trang 55 - 60)

Tùy theo chức năng sử dụng mà người dùng có thể chọn các gói khác nhau trong Wincc như một trong các lựa trọn của sản phẩm. Các gói cơ bản của Wincc được chia làm hai loại sau:

-Wincc Runtime Package (RT): chứa các chức năng ứng dụng để chạy các ứng dụng của Wincc như hiển thị, điều khiển, thông báo các trạng thái, các giá trị điều khiển và làm các báo cáo.

-Wincc Complete Package (RC): bao gồm bản quyền để xây dựng cấu hình hệ thống và bản quyền chạy ứng dụng.

Ngoài những gói phần mềm cơ bản trên, Wincc còn có các Modul nâng cao dành cho những ứng dụng cấp cao hơn (Wincc Options) và các Modul mở rộng đặc biệt (Wincc Add-on).

Larm Logging

Soạn thảo Alarm Logging đảm trách về các thông báo nhận được và lưu trữ. Nó chứa các chức năng để nhận các thông báo từ quá trình sản xuất, để chuẩn bị, hiển thị, hồi đáp và lưu trữ chúng.

Với các đặc tính này, Alarm Logging giúp tìm ra nguyên nhân gây lỗi, dò tìm lỗi, khoanh vùng sự cố, đưa ra các thông báo về tình trạng hiện hành của hệ thông dưới dạng các ghi chép hệ thông hay còn gọi là nhật ký sự kiện. Người vận hành có thể dựa vào đó để vận hành hệ thống một cách tin cậy. Chức năng trên được thực hiện nhờ trình ứng dụng Alarm Logging của Wincc.

Các thông báo gồm: -Thông báo lỗi -Cảnh báo

-Hiển thị các thông tin về trạng thái hiện hành của hệ thống.

Các thông báo bao gồm các thông tin thời gian khi hệ thống xác lập được điều kiện xãy ra thông báo, bit xác định được dựng lên ngày giờ thiết lập thông báo, thông tin cần thiết đi kèm thông báo...

Tag Logging

Quá trình thu thập số liệu là quá trình không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, đó chính là chức năng của một hệ SCADA. Thông thường các số liệu cần thu thập được thể hiện dưới dạng các bảng số liệu trực tuyến, đồ thị. Các giá trị này có một tên danh định trong phần mềm WinCC và được gán cho các biến chương trình. Sự thay đổi các giá trị trong chương trình phụ thuộc vào quá trình vật lí bên ngoài của đối tượng được gán cho các biến chương trình (Tag). WinCC hỗ trợ chức năng hiện giá trị đo thông qua trình ứng dụng Tag Logging.

Các phương pháp thu thập và lưu trữ dữ liệu:

- Liên tục theo chu kỳ (cyclical logging): các giá trị được thu thập một cách liên tục theo chu kỳ và trong trật tự thời gian.

- Theo chu kỳ lựa chọn (selective logging): quá trình thu thập dữ liệu chỉ bắt đầu khi xãy ra một sự kiện nào đó và kết thúc khi sự kiện đó chấm dứt. Sự kiện có thể là:

-Giá trị của một biến tương tự vượt qua một ngưỡng cho trước. -Tại một thời điểm định trước .

-Tác động của bàn phím hoặc chuột.

-Có lệnh của hệ thống máy tính cấp cao hơn.

- Không theo chu kỳ: Sự kiện bắt đầu phụ thuộc vào một hay nhiều bit, quá trình thu thập dữ liệu bắt đầu khi các bit này chuyển từ 0 sang 1 hay ngược lại.

- Thời gian thu thập và lưu trữ:

-Thời gian thu thập (Acquisition Time): là khoảng thời gian mà giá trị đó sao chép từ quá trình thực thông qua mạng.

-Thời gian lưu trữ (Archiving Time): là khoảng thời gian để thực hiện thông tin đo hay chính là khoảng thời gian để phần mềm thể hiện một giá trị đo cụ thể.

Graphics Designer

Để thực hiện công việc mô phỏng quá trình bằng những hình ảnh trực quan WinCC có một giao diện khá hoàn chỉnh dành cho người sử dụng thông qua trình ứng dụng thiết kế đồ hoạ Graphic Designer.

Trình ứng dụng Graphic Designer giúp cho người lập trình có khả năng vẽ lại toàn bộ quá trình, các mô hình của đối tượng.

Việc mô phỏng hệ thống chia làm hai bước:

- Thể hiện hệ thống ở trạng thái tĩnh: Sử dụng các đối tượng chuẩn vẽ các hình ảnh cần thiết kế. Mỗi đối tượng khi được thả xuống thì nó có các giá trị thuộc tính mặc định. Người thiết kế cần đặt các giá trị như vị trí, màu nền, màu đường, phông chữ hiển thị, độ lớn...

Thể hiện hệ thống ở trạng thái động: WinCC có các chức năng tiện ích phục vụ cho các nhu cầu thể hiện trạng thái động đồng thời với sự thay đổi về mặt điện của hệ thống điều khiển ngoài thông qua mạng .

Để thể hiện được các trạng thái động của hệ thống khi thiết kế cần phải đặt các biến chương trình (tag) trong Tag management.

Các đặc tính của chương trình Graphic Designer : - Dễ dàng sử dụng, giao diện đơn giản.

- Sắp xếp hợp lý với 1 thư viện biểu tượng kín.

- Đặc tính động có khả năng định dạng của các đối tưọng tranh với trợ giúp từ “dynamic wizard”.

- Liên kết đến các chức năng cộng thêm bằng mã hữu dụng. - Liên kết các đối tượng đồ hoạ được tự tạo ra.

Globall Scripts

Đây là phần tổng quát của các action và các hàm C mà đựơc dùng trong toàn bộ project hoặc ngay cả trong các project khác.

Các đặc tính:

- Khả năng tạo ra các action và các hàm C

- Khả năng bổ sung các action và các hàm C qua toàn bộ project hay trong các project khác.

- Thư viện của WinCC chứa nhiều hàm chuẩn, mỗi hàm thực hiện một chức năng khác nhau. Để mở rộng chức năng và tạo sự linh hoạt trong việc lập trình ta có thể xây dựng một cơ sở dữ liệu riêng nhằm thực hiện các mục đích khác nhau. Cơ sở dữ liệu này được viết bằng ngôn ngữ lập trình C và được WinCC biên dịch. WinCC chứa các hàm chức năng sau:

+Các hàm ứng dụng (Project Function): Các hàm này được sử dụng trong trình ứng dụng WinCC. Người lập trình có thể thay đổi hay thiết lập một hàm ứng dụng mới tuỳ theo những ứng dụng cụ thể.

+Các hàm chuẩn (Standard Function): Là các hàm chức năng riêng mà WinCC hỗ trợ cho người lập trình theo chuẩn của nó. Hàm chuẩn được dùng cho tất cả các ứng dụng. Có thể thay đổi những hàm sẵn có hay tạo ra những hàm chuẩn mới, các thao tác đó được thực hiện bằng ngôn ngữ C.

+ Các hàm nội (Internal Function): Đây là các hàm chức năng đặc biệt của WinCC. Người lập trình chỉ được sử dụng mà không được phép thay đổi chúng.

+Các hàm nền (Action): Các hàm nền (Background Function) được hiểu như các đoạn mã dữ liệu chạy ngầm trong chương trình để xử lý một công việc xác định.

Các cấu hình hệ thống cơ bản trong Wincc

WinCC có thể hỗ trợ các cấu hình hệ thống từ thấp đến cao ví dụ như trong các cấu hình như sau:

- Hệ thống điều khiển dùng nhiều máy tính ( multi-user system) - Cấu trúc client / server có dự phòng.

- Cấu trúc của hệ thống phân tán với nhiều trạm chủ

Về nguyên tắc, toàn bộ nhiệm vụ giám sát có thể chia cho nhiều trạm chủ dựa theo cấu trúc của nhà máy hay dựa theo chức năng của từng bộ phận của hệ thống.

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ CHẾ TẠO BẰNG PLC S7 300 VÀ MÔ PHỎNG TRÊN WINCC

Hệ thống trạm trộn bê tông được hoàn thành dựa trên sự kết hợp giữa chương trình sử dụng ngôn ngữ lập trình PLC S7-300 và phần mềm mô phỏng WinCC. S7- 300 để tạo thao tác vận hành cũng như quy luật hoạt động và điều khiển hệ thống.

Một phần của tài liệu Thiết kế và thi công mô hình trạm trộn bê tông dùng PLC s7 300 và mô phỏng trên WinCC (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)