8. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Chủ trương về xây dựng nông thôn mới
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW, ngày 5-8-2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” nhằm “không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, bảo đảm hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới
có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị
32
theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”( Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
X, 2008).
Thực hiện Nghị quyết trên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương khóa X đã ban hành các Kết luận về một số nội dung trong Nghị quyết, bao gồm Đề án An ninh lương thực quốc gia, Đề án Chương trình Xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới cấp xã, Đề án về Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28-10-2008, xác định “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4-6-2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 gồm 11 nội dung, với 19 tiêu chí.
Thực hiện chủ trương, nghị quyết trên, ngày 19/10/2010 Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang có Quyết định số 1958/QĐ-UBND về việc ban hành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới với 20 tiêu chí và căn cứ để đánh giá thực trạng, mức độ đạt được của từng tiêu chí, lập Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, huyện tỉnh giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020, Uỷ ban nhân dân thị xã Châu Đốc có Quyết định số 3845/QĐ-UBND ngày 03/11/2010 về việc ban hành Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới và phân công trách nhiệm triển khai thực hiện và hướng dẫn, theo dõi từng tiêu chí; Quyết định số 2844/QĐ-UBND ngày 23/10/2012 của Uỷ ban nhân dân thị xã Châu Đốc về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã giai đoạn 2012-2014.
Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: “Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai
33
chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động…” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 2011).
Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hoá một cách hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa đô thị và nông thôn, tăng cường kết nối nông thôn – đô thị, phối hợp các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị”. (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 2016).
Thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, ngày 16-8-2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1600/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng được triển khai trên phạm vi nông thôn toàn quốc. Chương trình giao cho các bộ, ngành, chính quyền địa phương những nhiệm vụ cụ thể trong việc hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện và hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai. Đồng thời, huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và huy động các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân.
Ngày 05/6/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 691/QĐ-TTg về tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020. Theo đó, xã được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu là xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gồm: sản xuất – thu nhập – hộ nghèo, giáo dục – y tế - văn hoá, môi trường, 3 liên tục được công nhận xã nông thôn kiểu mới.
Ngày 08/05/2018, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 1005/QĐ- UBND về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh An Giang giai
34
đoạn 2018-2020. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2020, có 50% số xã trên địa bàn Tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Có thể nói để thực hiện mục tiêu nay, cần sự nỗ lực rất lớn của các cấp chính quyền trong Tỉnh, cũng như sự đồng lòng của người dân.