8. Kết cấu của luận văn
2.5.1. Những kết quả tiến bộ đạt được
Sau 8 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đến nay đời sống người dân xã Vĩnh Châu được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới. xã Vĩnh Châu thuộc thành phố Châu Đốc là xã đầu tiên đã đạt chuẩn “Xã nông thôn mới” của tỉnh An Giang. Ngày 29/4, thành phố Châu Đốc đã tổ chức công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận danh hiệu này đối với xã Vĩnh Châu. Quyết định số: 592/QĐ-UBND ngày 22/04/2014 của chủ tịch UBND tỉnh An Giang về công nhận xã Vĩnh Châu, thành phố Châu
72
Đốc, tỉnh An Giang đạt danh hiệu “Xã Nông Thôn Mới” năm 2013.
Đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân của người dân xã Vĩnh Châu đạt trên 42,37 triệu đồng/người/năm, tăng 28 triệu đồng so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,45% giảm 4,28% so với năm 2011; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, xây dựng, nâng cấp hoàn chỉnh;
Các đường giao thông nông thôn; xây dựng cở sở hạ tầng, trường học, trạm y tế, thủy lợi; xây dựng các mô hình sản xuất và chăn nuôi hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân. Nguồn kinh phí đầu tư cho chương trình này tại xã Vĩnh Châu là hơn 164,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ gần 7 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh trên 34 tỷ đồng, vốn ngân sách thành phố Châu Đốc gần 54 tỷ đồng, còn lại là do nhân dân đóng góp và huy động từ doanh nghiệp.
Đến nay, xã không còn nhà tạm, nhà dột nát, không còn nhà ở trên sông, kênh rạch, có 82,51% nhà ở đạt chuẩn của Bộ Xây dựng đưa ra, (đạt 981 hộ trên tổng số 1.189 hộ gia đình toàn xã).
Với quyết tâm duy trì và nâng chất các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, BCĐ.NTM xã luôn quan tâm đôn đốc, giám sát việc thực hiện một cách thường xuyên. Nâng chất 500 mét đường giao thông nội đồng (láng nhựa đường Huỳnh Văn Thu). Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh. Tỉ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia 3/3 trường, đạt tỉ lệ 100%. Xã có Trung tâm Văn hóa và khu thể thao với quy mô hợp lý, phát huy hiệu quả. Trung tâm Văn hóa xã là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động hội họp, trình diễn văn nghệ, đờn ca tài tử, điểm trình diễn các mô hình sản xuất, các hội thi; Sân bóng đá, bóng chuyền phục vụ thanh thiếu niên sinh hoạt hàng ngày … đã góp phần phục vụ tốt đời sống tinh thần cho nhân dân…
73
2.5.2. Những khó khăn, bất cập và nguyên nhân trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Châu, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang
2.5.2.1. Những khó khăn, bất cập
Những khó khăn chủ yếu trong quá trình thực hiện của xã Vĩnh Châu gồm: -Tính chủ động, sáng tạo điều hành một số ấp còn thiếu tích cực, còn trong chờ ỷ lại nhà nước và cấp trên, chưa phát huy chủ thể của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới.
- Chợ nông thôn tuy đáp ứng đầy đủ điều kiện vật chất theo quy định những vẫn chưa phát huy đúng vai trò của nó.
- Các Công ty Nông nghiệp (khoản 5 Công ty) thực hiện chuỗi liên kết sản xuất trong nông nghiệp nhưng đầu ra bấp bênh. Chưa có doanh nghiệp nào mạnh dạng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ để thu hút lao động trong địa phương. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề tuy đạt chỉ tiêu nhưng việc đào tạo nghề chưa thực sự gắng với việc làm tạo ra thu nhập cho người dân.
- Nhân dân ủng hộ chủ trương thực hiện nông thôn mới nhưng tình hình đời sống nhân dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn, mức thu nhập thấp so với các địa phương khác.
74
- Một số ít hộ dân chưa nhận thức cao về thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền còn hạn chế gây khó khăn các hội đoàn thể xã.
Những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện của xã Vĩnh Châu là:
-Một số tiêu chí chưa thật phù hợp thực Tiễn của xã. Quyết định 491/ QĐ- Ttg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ chưa thật phù hợp với tình hình thực tế, còn cứng nhắc, không sát với tình hình từng vùng miền, đặc điểm văn hóa xã hội của từng cộng đồng cư dân nông thôn. Vì thế, để đạt được đủ 19 tiêu chí hầu như là điều khó khả thi. Sự không phù hợp của các tiêu chí đánh giá thể hiện ở chỗ:
+ Các tiêu chí tập trung nhiều vào các hạng mục công trình vật chất, chủ yếu cho xây dựng mới cơ sở hạ tầng (phần cứng) hơn là đầu tư vào các mục phi vật thể (phần mềm) như các giải pháp phát triển kinh tế, phát triển tổ chức, các vấn đề xã hội, phát triển con người;
+ Một số tiêu chí đánh giá còn cứng nhắc và máy móc, Cụ thể: Tiêu chí số 6, 7 muốn được công nhận là xã nông thôn mới thì xã đó phải có Nhà Văn hóa xã và Chơ nông thôn. Có cần thiết xã nào cũng phải có Nhà văn hóa, chợ. Tiêu chí số 9- tỷ lệ nhà ở khu dân cư đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng phải là nhà đạt 4 cứng (tường cứng, cột cứng, nền cứng và mái cứng). Đối với một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng thì không phù hợp vì đa số người dân phải chung sống với lũ nhà chủ yếu trên cọc để vượt lũ. Tiêu chí này đã bỏ qua đặc điểm văn hóa, đặc trưng dân tộc của cộng đồng cư dân nông thôn, không phù hợp với quan điểm phát triển nông thôn. Tỷ lệ đạt tiêu chí này rất thấp.
+ Tiêu chí số 10. Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 1,4 lần so với mức bình quân chung của tỉnh là tiêu chí khó thực hiện. Tiêu chí này, yêu cầu các xã phải đạt một mức thu nhập như nhau, trong khi đó, điểm xuất phát và điều kiện kinh tế-tự nhiên xã hội của các xã ở trong một tỉnh lại rất khác nhau. Hơn nữa, nếu thu nhập bình quân đầu người một xã so với bình quân chung tỉnh có nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh thì xã đó rất khó đạt tiêu chí này vì tỉnh công nghiệp luôn luôn có thu nhập bình quân cao hơn rất nhiều so với thu nhập của cư dân nông thôn ở tỉnh đó.
75
+ Tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất (Tiêu chí 13), chỉ thể hiện rằng xã đó có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sinh hoạt có hiệu quả là chưa đủ. Thực ra hình thức tổ chức sản xuất để giúp cho cư dân nông thôn phát triển rất đa dạng bao gồm các tổ chức kinh tế-xã hội, kể cả tổ chức xã hội dân sự của cư dân nông thôn (như hiệp hội, nhóm sở thích, nhóm liên kết
- Bất cập trong cách tiếp cận khi triển khai chương trình: 1) Có sự thiên lệch đối với các xã khá và giàu khi triển khai mô hình. Những mô hình nông thôn mới như thế được gọi là điển hình tiên tiến, ít đại diện cho số đông các xã nghèo và vùng nghèo. Đó cũng là lý do mà vì sao các điển hình tiên tiến về phát triển nông thôn lại không được nhân rộng ra. Kết quả triển khai thực hiện ở các mô hình thí điểm này khó được nhân rộng vì các xã cần nhân rộng lại là những xã có điều kiện kinh tế xã hội thấp kém hơn nhiều so với các xã điểm; 2) Chất lượng quy hoạch thấp. Việc xây dựng đề án và quy hoạch của xã nông thôn mới thường được tiến hành qua các tư vấn từ các đơn vị chuyên môn làm quy hoạch. Mặt khác, quy hoạch xây dựng nông thôn mới là bao gồm quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch khu dân cư. Thế nhưng, hầu hết các đơn vị tư vấn không có kiến thức đa ngành, chưa có kinh nghiệm thực hiện quy hoạch này. Mặt khác, chủ đầu tư là Ban quản lý xã cũng không có cán bộ am hiểu về công việc này. Do đó, chất lượng của quy hoạch thấp; 3) Thiếu vốn đầu tư, chưa phát huy cao độ nội lực của địa phương và của dân. Nhu cầu của xã làm mô hình nông thôn mới thường lớn, vượt quá khả năng đầu tư của huyện và tỉnh; 4) Cán bộ cộng đồng và người dân địa phương thiếu kỹ năng quản lý và giám sát các công trình. Khi triển khai thực hiện các hoạt động trong đề án phát triển nông thôn ở xã, các cán bộ địa phương gặp nhiều khó khăn trong quản lý, giám sát các dự án phát triển nông thôn tại địa phương. xã cũng thành lập Ban quản lý để giám sát và kiểm tra. Tuy nhiên , hiệu lực và hiệu quả của ban quản lý này thấp.
2.5.2.2. Nguyên nhân của khó khăn, bất cập
Một là, Do xuất phát điểm nền kinh tế của xã còn thấp. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Khu vực sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất công nghiệp chưa có, dịch vụ phát triển chưa có đột phá, tăng trưởng chậm.
76
Hai là, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, nên kết quả sản xuất nông nghiệp giảm, năng suất ngành nông nghiệp giảm. Diễn biến bất lợi này ảnh hưởng đến phát triển KT - XH, trong đó có chương trình MTQG về xây dựng NTM.
Ba là, xây dựng NTM đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi nguồn kinh phí của xã nhận trợ cấp từ cấp trên. kinh phí hỗ trợ chưa kịp thời, nguồn vốn đầu tư chưa đa dạng (vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng nông thôn chủ yếu là nguồn vốn ngân sách Nhà nước), người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động, tích cực tham gia xây dựng chương trình, do đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng NTM.
Bốn là, việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết ở một số địa phương cơ sở chưa thường xuyên (nội dung, hình thức chưa phong phú, chưa ngang tầm với yêu cầu mới). Trong khi đó, công tác đào tạo cán bộ chỉ đạo chương trình xây dựng cấp xã, ấp chưa được quan tâm đúng mức. Do Trung ương chưa có bộ tài liệu chuẩn thống nhất, mới chỉ có chương trình khung, bài giảng phụ thuộc vào cán bộ kiêm chức được phân công giảng bài. Công tác chuyên môn nên nhiều cán bộ chủ chốt cấp xã chưa ý thức tham gia tập huấn. Do đó, hiệu quả thực hiện Nghị quyết còn hạn chế, chưa phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của nông dân. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu, thực hiện ở cấp cơ sở đạt kết quả chưa cao, cộng đồng dân cư chưa nhận thức đầy đủ về chương trình xây dựng NTM. Chính vì thế, chưa thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng, chưa phát huy được vai trò chủ thể của người dân nông thôn trong xây dựng NTM.
Năm là, nhận thức và trình độ, kỹ năng của cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng được yêu cầu của một khối lượng công việc lớn trong xây dựng NTM. Trong khi đó, công chức xã và các ấp chưa được thông suốt hiếu kỹ năng để chủ động xử lý khi có vấn đề mới nảy sinh.
Sáu là, sự phối hợp giữa xã và các phòng ban chưa chặt chẽ, đồng bộ trong công tác chỉ đạo, nắm tình hình, phản ánh, đề xuất giải pháp để thực hiện chương trình dẫn đến quá trình triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, lúng túng.
Bảy là, Một số cơ chế chính sách chưa được triển khai, chậm hệ thống hoá, chưa được bổ sung, hoàn thiện, thực thi một cách đồng bộ. Do đó, chưa tập trung huy
77
động tối đa nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân và cộng đồng doanh nghiệp, để gánh nặng cho đầu tư công nên rất khó đạt được mục tiêu.
2.5.3. Một số bài học rút ra từ thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Vĩnh Châu, thành phố Châu Đốc Châu, thành phố Châu Đốc
Một là Đảng bộ xã đoàn kết, quyết tâm hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới; lãnh đạo cấp trên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra giúp đỡ, tổ chức hành động quyết tâm hoàn thành mục tiêu chung, cán bộ gương mẫu trước nhân dân.
Hai là, Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục để đội ngũ cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng để xây dựng nông thôn mới. Phát huy tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch, thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân.
Ba là, Kế thừa và phát huy các bài học kinh nghiệm thành công từ các chương trình mục tiêu, các phong trào quần chúng trước đây để vận dụng vào xây dựng nông thôn mới. Trong đó có bài học xuyên suốt đó là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân góp, dân hưởng thụ”
Bốn là, Tập trung quyết liệt thực hiện các tiêu chí bức xúc và thiết thực của dân, nhóm tiêu chí nâng cao đời sống của dân, vừa tạo khí thế phấn khởi cho dân, vừa nuôi dưỡng sức dân, vừa được lòng dân. Từ đó mới khơi dậy và phát huy tốt vai trò chủ thể của dân.
Năm là, Xây dựng nông thôn mới là cả một quá trình dài, tổng hòa nhiều mối quan hệ. Do đó, cần tăng cường đào tạo, tập huấn để có lực lượng chuyên sâu. Trong quá trình tổ chức thực hiện không chủ quan, nóng vội, vừa làm vừa học tập kinh nghiệm, vừa đúc kết thực Tiễn, vừa gắn chặt với những đặc điểm, tình cảm của người dân tại địa phương, vận dụng tốt các quy định của trên, lấy hiệu quả là mục tiêu quan trọng để đánh giá các tiêu chí.
78
Chương 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CHẤT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ VĨNH CHÂU, THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội xã Vĩnh Châu, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. An Giang.
Thành phố Châu Đốc là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh An Giang theo Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 19/7/2013. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thành phố Châu Đốc đã khoác lên mình một diện mạo mới, tầm vóc mới. Hai năm sau ngày được công nhận là Thành phố, Châu Đốc lại được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh An Giang. Kết quả đạt được với những nổi bật như sau:
Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 27/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020. Quyết định số 11265/QĐ-UBND ngày 26/04/2017 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Châu Đốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 - 2030 đạt khoảng 10,5%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2030 chiếm 33 - 35% GDP. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 146,2 triệu đồng (khoảng 6.560 USD); tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 73,2%, 23,0%, 3,8%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 20 tỷ USD; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 12%.
+ Quy mô dân số khoảng 1,21 triệu người; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 2,5%; tỷ lệ đô thị hóa đạt 44,2%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 83%; tỷ