8. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thuật ngữ “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” hàm ý chỉ việc thực hiện một hoạt một số hoạt động nào đó dẫn đến sự thay đổi về CLNNL tăng lên so với CLNNL hiện có. Đó là những biểu hiện tăng lên về trí lực, thể lực và tâm lực của cá nhân mỗi con người. Nâng cao CLNNL, một mặt tạo ra NNL có khả năng hơn trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng NNL CLC trong quá trình phát triển KTXH đang trên đà hội nhập quốc tế; một mặt tạo ra NNL tự tin hơn trong quá trình làm việc tạo ra của cải vật chất cho bản thân, cho tổ chức và tạo ra khả năng cạnh tranh bền vững nhất.
- NCCL NNL DN: là tổng thể các nội dung, cách thức, phương thức làm biến đổi các yếu tố cấu thành CLNNL theo hướng phát triển một cách hợp lý về qui mô (số lượng) và trình độ (chất lượng) nhằm đáp ứng yêu cầu về mục tiêu phát triển của DN với hiệu quả ngày càng cao .
- NCCL NNL là gia tăng giá trị con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành NLĐ có những năng lực và phẩm chất mới cao hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế xã hội. Từ góc độ này, tác giả cho rằng NCCL NNL chính là:
+ Nâng cao trí lực (gồm nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ
nănglàm việc, kinh nghiệm làm việc…). Đây là yếu tố có tính quyết định căn bản đến nâng cao năng lực làm việc.
+ Nâng cao thể lực (gồm việc nâng cao sức khỏe của NNL). Sức khỏe không chỉ
biểu hiện CLNNL mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc. Sức khỏe này hàm chứa khỏe cả thể chất và tinh thần của NNL.
+ Nâng cao tâm lực (gồm thái độ làm việc, khả năng chịu áp lực công việc).
Đánh giá đượcthái độ trong công việc để biết NNL có nâng cao được tâm lực hay không thực sự rất khó. Điều này còn chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều yếu tố, ảnh hưởng trước hết chính từ trí lực của NNL đến môi trường sống và làm việc của NNL.