Giải pháp tạo môi trường làm việc

Một phần của tài liệu Nâng cao động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên tại công ty điện lực an giang (Trang 83 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.1. Giải pháp tạo môi trường làm việc

Đặc thù Công ty điện lực ngành nghề rất nguy hiểm đối với công nhân quản lý vận hành (thuộc đội quản lý vận hành) thường xuyên tiếp xúc với lưới điện. Do đó cần trang bị đầy đủ các bảo hộ lao động tiên tiến hơn cho từng người đảm bảo làm việc phải an toàn tuyệt đối. Trang bị thêm các phương tiện thi công như: Xe chuyên dùng sửa chữa điện, xe tải nhỏ để đến được từng nơi công tác do đường xá trên địa bàn nhỏ.

Đối với nhân viên văn phòng trang bị đẩy đủ máy tính có cấu hình tương đối sử dụng phù hợp, cài đặt các phần mền chính hảng (có bản quyền), định kỳ vệ sinh, kiểm tra phần cứng, phần mềm trang thiết bị tin học của các CBCNV, nơi làm việc thoáng mát, cần có vách ngăn cách giữa các bàn làm việc của nhân viên.

Hiện nay, nhà điều hành của một số Điện lực huyện còn chật hẹp không đáp ứng được nhu cầu sử dụng (do đã xây dựng theo quy mô trước đây 500m2/nhà), cụ thể như: Châu Đốc, Tịnh Biên, Tân Châu, Phú Tân. Công ty cần bố trí vốn đầu tư xây dựng để sửa chữa hoặc xây mới nhà điều hành các điện lực này.

75

Văn hóa doanh nghiệp: Công ty đã ban hành quy định về VHDN trong toàn

Công ty. Các Điện lực cần triển khai thực hiện có hiệu quả và nghiêm túc. Các phòng, đội phải lập kế hoạch thực hiện bám theo kế hoạch của Công ty. Định kỳ hàng tháng các phòng, ban, điện lực kiểm tra việc thực hiện VHDN tại đơn vị mình. Việc này được hình thành sẽ giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và có được môi trường làm việc thoải mái, hợp tác tương trợ lẫn nhau, nhân viên tự hào hãnh diện là một thành viên của doanh nghiệp. Lương và thu nhập chỉ là giải quyết nhu cầu bậc thấp của người lao động, sẽ chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó người lao động sẵn sàng đánh đổi để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.

Theo quan điểm của bản thân để xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên cần sự tham gia của lãnh đạo, cán bộ quản lý, cụ thể:

Vai trò của lãnh đạo: Coi trọng giá trị ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý trực tiếp đối với nhân viên họ quản lý. Chỉ đạo hoàn thiện công tác đánh giá hiệu quả làm việc KPI. Tổ chức rà soát, quy định cụ thể về phạm vi công việc và phân công nhiệm vụ đối với từng chức danh công việc (kết hợp công cụ KPI), để CBCNV hiểu rõ phạm vi công việc từ đó phấn đấu thể hiện tận tâm và tinh thần trách nhiệm đối với công việc được phân công, có cơ sở đánh giá về thành tích hoạt động của cá nhân. Ban hành các quy định về tiêu chí, tác phong làm việc chuyên nghiệp mà cán bộ công nhân viên cần làm tốt, những quy định này có thể chi tiết hoá riêng cho các bộ phận khác nhau (Phòng ban chức năng, các đơn vị). Trưởng đơn vị và Công đoàn cùng cấp phải chủ động theo dõi và thực hiện nhanh chóng, đầy đủ chế độ, quyền lợi cho người lao động đạt yêu cầu hoặc cao hơn so với quy định hiện hành (không vi phạm quy định hiện hành); Tổ chức các hoạt động ghi nhận với gia đình và cộng đồng về sự đóng góp của người lao động đối với đơn vị/ngành điện. Trưởng đơn vị

76

phối hợp Công đoàn thống nhất về hoạt động này và vận động CBCNV đồng thuận để trở thành truyền thống văn hóa của toàn đơn vị.

Vai trò của cán bộ quản lý trực tiếp: Cán bộ trực tiếp đánh giá nghiêm túc

kết quả công việc của nhân viên cấp dưới, đưa ra các tình huống, dẫn chứng cụ thể, không ngại va chạm, không xử lý qua loa cho xong. Theo đó sẽ phát hiện được danh sách cán bộ công nhân viên đang yếu kém về phong cách làm việc chuyên nghiệp. Cán bộ quản lý trực tiếp phân tích vai trò quan trọng, những giá trị đem lại cho đơn vị và cá nhân cán bộ công nhân viên về phong cách làm việc chuyên nghiệp nếu cán bộ công nhân viên thực hiện tốt. Lấy cam kết, lộ trình từ cán bộ công nhân viên đó về việc phấn đấu nâng cao phong cách làm việc chuyên nghiệp. Ngoài ra có thể phân công các đồng nghiệp khác giúp đỡ người có phong cách làm việc chưa chuyên nghiệp. Thường xuyên theo dõi sự tiến bộ, khen ngợi nếu có dấu hiệu tăng tiến thực sự. Thực hiện tốt, công bằng công tác đánh giá KPI về hiệu quả làm việc của nhân viên cấp dưới làm thông số đầu vào cho việc tính lương theo hiệu quả công việc, cũng như các chế độ khen thưởng khác.

Hàng quý Công ty phát động chủ đề VHDN: Chủ đề phải gắn với công việc

thực tế từng thời điểm cụ thể mới phát huy được sự hưởng ứng của toàn nhân viên, xem đây là phong trào phát động hàng quý và có kiểm tra giám sát việc thực hiện tại các đơn vị.

Xây dựng các quy định và đào tạo nhân viên nề nếp, lich sự trong đi lại, ăn mặc và có tác phong chuyên nghiệp trong làm việc và quan hệ khách hàng. Đôn đốc việc thực hiện mặc đồng phục đúng quy định của ngành.

Tuyên truyền khơi dậy tinh thần làm việc chuyên nghiệp cho CBCNV toàn Công ty. Phát huy vai trò của các đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên tham gia vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên tại công ty điện lực an giang (Trang 83 - 85)