Tổ chức lãnh thổ du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển khu du lịch núi sam thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 28 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.4. Tổ chức lãnh thổ du lịch

* Khái niệm tổ chức lãnh thổ du lịch

Trong việc nghiên cứu du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch (TCLTDL) là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi vì không thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động du lịch nếu không xem xét khía cạnh không gian lãnh thổ của nó. Để hoạt động du lịch phát triển có hiệu quả, không những mang tính chất nghỉ ngơi, chữa bệnh, ... mà còn là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới, thì TCLTDL phải được tổ chức một cách hợp lý khoa học. Vì TCLTDL chính là sự phân hoá không gian của du lịch căn cứ trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động ngành cùng các mối liên hệ với điều kiện phát sinh của ngành với các ngành khác, với các địa phương khác và rộng hơn là mối liên hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới (I.I.Pirôgiônic, 1985).

Cũng như tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, TCLTDL cũng là một hình thức tổ chức nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Vì vậy, TCLTDL cũng phải giải quyết hai nhiệm vụ chính là kinh tế và xã hội.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất thì: “Tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn), kết cấu hạ tầng và nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường”.

* Các hình thức thể hiện chủ yếu của tổ chức lãnh thổ du lịch

Là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, TCLTDL mang tính chất lịch sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết của sức sản xuất xã hội, đã dần dần xuất hiện các hình thức TCLTDL. Có 3 hình thức chủ yếu: hệ thống lãnh thổ du lịch, thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, vùng du lịch. Mỗi hình thức có quá trình

22

hình thành và phát triển, có các đặc trưng riêng, nhưng giữa các hình thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong TCLTDL thì phân công du lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng với hệ thống phân vị của nó.

* Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch trong việc phát triển du lịch

- Việc nghiên cứu TCLTDL và xây dựng được các hình thức tổ chức theo không gian hợp lý giúp cho hoạt động du lịch có cơ sở sử dụng hợp lý và có hiệu quả, các nguồn lực (nhất là tài nguyên du lịch) của cả nước cũng như từng địa phương.

Các hình thức lãnh thổ có mối liên hệ chặt chẽ nhau. Sự phát triển của nền kinh tế xã hội làm hình thành các hình thức mới về TCLTDL phù hợp với nền sản xuất xã hội đó. Việc nhận thức đúng đắn và hình thành kịp thời các tổ chức lãnh thổ phù hợp chính là chìa khoá để sử dụng hợp lý hơn, hiệu quả hơn tài nguyên du lịch.

Như chúng ta đã biết, tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành chuyên môn hoá của vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch.

Hoạt động du lịch bao trùm trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Trong chừng mực nhất định có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển du lịch. Vì vậy, khi xây dựng các hình thức TCLTDL nói chung và các tuyến, điểm du lịch nói riêng cần nghiên cứu và đánh giá kỹ nguồn tài nguyên du lịch.

- Việc nghiên cứu TCLTDL tạo điều kiện đẩy mạnh chuyên môn hoá DL.

Chuyên môn hoá có tính chất đặc biệt. Đây là một hiện tượng khách quan gắn liền với các nguồn lực (trước hết là tài nguyên du lịch), với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các quy luật khách quan khác trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, liên quan mật thiết đến trình độ phát triển của sức sản xuất.

23

sự chuyên môn hoá du lịch ngày càng sâu sắc. Thực tế du lịch ở nhiều nước đã cho thấy có 4 hướng chuyên môn hoá trong du lịch:

+ Chuyên môn hoá theo loại hình dịch vụ + Chuyên môn hoá theo loại hình du lịch

+ Chuyên môn hóa theo giai đoạn của quá trình du lịch

+ Chuyên môn hoá theo các công đoạn sản xuất dịch vụ du lịch

Cả 4 hướng chuyên môn hoá trong du lịch diễn ra ở những quy mô khác nhau phụ thuộc vào tốc độ và quy mô phát triển du lịch ở từng vùng trong cả nước. Chuyên môn hoá du lịch được tiến hành trong nội bộ một doanh nghiệp hoặc trong một hệ thống các loại hình dịch vụ, trong toàn ngành du lịch và theo lãnh thổ.

- Việc nghiên cứu TCLTDL nói chung và vạch ra các tuyến, điểm du lịch

trên một lãnh thổ nói riêng góp phần quan trọng tạo ra những SPDL đặc sắc có khả năng thu hút khách du lịch.

Sản phẩm du lịch là một trong những yếu tố quyết định đối với việc thu hút khách du lịch. Những sản phẩm càng độc đáo, chất lượng càng cao, sự lôi cuốn khách du lịch càng mạnh. Nhưng việc hình thành các sản phẩm du lịch phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch và việc biến những tiềm năng đó thành hiện thực. Tài nguyên sẽ vẫn mãi ở dạng tiềm năng nếu không có sự tổ chức khai thác của con người phục vụ cho du lịch. Chính việc TCLTDL và xây dựng các tuyến điểm du lịch là một trong những biện pháp hàng đầu tạo ra và khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch độc đáo.

Một phần của tài liệu Phát triển khu du lịch núi sam thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)