Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển khu du lịch núi sam thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 30 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.5. Tài nguyên du lịch

* Khái niệm

Theo Pirojnik (1985): Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần của chúng giúp cho việc phục hồi và phát triển thể lực, khả năng lao động và sức khỏe của con người mà chúng được sử dụng

24

trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo ra dịch vụ du lịch gắn với nhu cầu ở thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế - kĩ thuật cho phép.

Theo Nguyễn Minh Tuệ (2011): “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng có sự hấp dẫn với du khách, đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững”.

* Đặc điểm tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch là đối tượng khai thác của nhiều ngành KT-XH. -Tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử.

-Tài nguyên du lịch mang tính biến đổi.

Hiệu quả và mức độ khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộc vào một số yếu tố.

- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, có các giá trị thẩm mĩ, văn hóa, lịch sử, tâm linh, giải trí có sức hấp dẫn với du khách.

- Tài nguyên du lịch bao gồm các loại tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể.

-Tài nguyên du lịch là những loại tài nguyên có thể tái tạo. -Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung.

-Việc khai thác tài nguyên du lịch gắn chặt với vị trí địa lí.

- Tài nguyên du lịch thường có tính thời vụ và việc khai thác tài nguyên du lịch mang tính mùa vụ.

-Tài nguyên du lịch mang tính diễn giải và cảm nhận.

Một phần của tài liệu Phát triển khu du lịch núi sam thành phố châu đốc, tỉnh an giang (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)