Th ực trạng tình hình sử dụng dịch vụ kế toán của doanh nghiệp tại Quận 3

Một phần của tài liệu Nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán của các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 68)

K ẾT LUẬN CHƯƠNG III

4.1.Th ực trạng tình hình sử dụng dịch vụ kế toán của doanh nghiệp tại Quận 3

4.1.1. Tổng quát về Quận 3

Quận 3 là một quận nội thành nằm ở khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 4,9km2có địa giới hành chánh phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, phía Đông và phía Nam giáp quận 1, phía Tây giáp quận 10. Toàn quận chia làm 14 phường từ phường 1 đến phường 14. Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó, sáp nhập Phường 6, Phường 7 và Phường 8 thành phường Võ Thị Sáu và hiện tại Quận 3 có 12 phường. Dân số toàn quận trên 200.000 người tại thời điểm cuối năm 2020 (báo cáo tổng kết UBND Quận 3).

Quận 3 là một trong những quận nội đô của Thành phố, mang tính đặc trưng của một Quận hành chánh, hoạt động kinh tế chủ yếu là thương mại - dịch vụ, văn phòng giao dịch của các cơ quan đơn vị trong ngoài nước. Ngoài ra quận cũng tập trung nhiều địa điểm du lịch và vui chơi nổi tiếng như hồ con rùa, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng phụ nữ nam bộ, nhà thờ Tân định, các đền chùa,…. Thuận lợi phát triển dịch vụ du lịch và các loại hình kinh doanh về thương mại dịch vụ trong đó có bất động sản đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước. Hiện nay toàn quận có 13.253 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, số lượng hộ kinh doanh cá thể là 7.138 hộ (số liệu báo cáo tổng kết năm 2020 chi cục thuế quận 3). Về cơ cấu kinh tế mang tính đặc thù của một quận trung tâm, các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm 75,36%, công nghiệp xây dựng chiếm 24,64%, và định hướng phát triển kinh tế của quận trong những năm qua là thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế quận theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với cơ cấu dịch vụ - thương mại - công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Về thương mại dịch vụ chú ý thu hút các loại hình dịch vụ, tài chính - ngân hàng, dịch vụ du lịch đầu tư phát triển. Đa dạng phong phú hoá các hoạt động dịch vụ trên địa bàn quận (dịch vụ tư vấn, dịch vụ khám điều trị bệnh, dịch vụ văn hoá…). Về công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ưu tiên phát triển công nghệ tinh và

sạch (điện tử, công nghệ thông tin), hàng mộc mỹ nghệ, trang trí nội thất cao cấp. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi khai thác các tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội quận, nâng chất lượng các ngành dịch vụ thế mạnh của quận, cũng như phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp. Cùng với đó, sắp xếp lại các cơ sở thương mại dịch vụ, tạo điều kiện cho các loại hình thương mại dịch vụ phát triển theo định hướng đã đề ra.

4.1.2. Thực trạng tình hình sử dụng dịch vụ kế toán tại quận 3

Với diện tích chưa đầy 5 km2 nhưng quận 3 có số lượng doanh nghiệp lên tới trên 13.000 doanh nghiệp và doanh nghiệp chiếm đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa là thị trường vô cùng tiềm năng của dịch vụ kế toán. Số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán và có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán là rất lớn so với số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán trên địa bàn. Hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được các quy định về kế toán và pháp luật thuế dẫn đến nộp trễ hạn tờ khai hậu quả là bị cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính. Trong năm 2020 số doanh nghiệp nộp tờ khai trễ hạn là 3.686 lượt, số doanh nghiệp bị xử phạt là 1.839 lượt tờ khai, phạt vi phạm hành chính với số tiền là 1,916 tỷ đồng (nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2020 chi cục thuế Quận 3).

Mặc dù thị trường của dịch vụ kế toán trên địa bàn là rất lớn tuy nhiên nhận thức về dịch vụ kế toán và hành nghề kế toán chưa thật sự đầy đủ và thống nhất. Vẫn còn những nhận thức không đúng, thậm chí còn méo mó về thị trường và nghề nghiệp, kể cả từ phía nhà nước, từ phía các doanh nghiệp cũng như các kế toán viên. Thực tế là khách hàng yêu cầu cung cấp dịch vụ kế toán chủ yếu là loại hình doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Việc sử dụng dịch vụ kế toán còn mang hình thức đối phó với cơ quan thuế, chưa thực sự chú trọng đến bản chất và lợi ích thực sự của lĩnh vực ngành nghề này, nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán chỉ chăm chăm vào doanh số và lợi nhuận, thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp. Kết quả là có nhiều doanh nghiệp đến khi bị cơ quan thuế mời lên làm việc do vi phạm hành chính về thủ tục thuế thì họ mới biết rằng mình chưa nộp báo cáo theo quy định hoặc báo các sai,… Hoặc có trường hợp doanh nghiệp sử dụng các cá nhân làm kế toán ngoài giờ với chi phí rẻ đến khi quyết toán thuế thì kế toán không

thấy đâu, sổ sách kế toán không có, doanh nghiệp lại không nắm được các công việc của kế toán, hậu quả là doanh nghiệp bị xử phạt làm ảnh hưởng đến tài chính và uy tín của doanh nghiệp. Do đó nên giữa doanh nghiệp và đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán vẫn còn nhiều vấn đề bất cập chưa thể giải quyết thống nhất, điều này gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của cả hai bên. Ngoài ra, các dịch vụ kế toán hiện tại trên địa bàn quận 3 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung hầu như chỉ tập trung vào các gói dịch vụ cơ bản như kiểm toán báo cáo tài chính, dịch vụ kế toán cơ bản (ghi sổ, lập báo cáo tài chính theo quy định), kê khai thuế… Các dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cao như tư vấn tài chính, kế toán quản trị, kiểm soát, quản trị rủi ro… còn khá hạn chế (nguồn: Báo cáo tình hoạt động của Câu lạc bộ đại lý thuế thành Phố Hồ Chí Minh). Điều này là rào cản của sự phát triển của ngành kế toán dịch vụ, lãng phí nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp chưa tận dụng được hết các lợi thế, chia sẽ rủi ro trong kinh doanh nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

4.2. Kết quả nghiên cứu 4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu 4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Đề tài chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản theo xác suất. Theo đó mẫu nghiên cứu sẽ được gửi đến các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế toán trên địa bàn Quận 3 (các doanh nghiệp này đã được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách được lập sẵn).

Số bảng câu hỏi được phát ra là 350 mẫu, số mẫu thu về được 328 mẫu. Sau khi kiểm tra, sàng lọc phiếu trả lời có 45 phiếu không đạt yêu cầu do bỏ trống câu hỏi, trả lời một chiều (chỉ chọn một đáp án cho cả bảng khảo sát). Do đó, số mẫu hợp lệ còn lại dùng để làm dữ liệu cho nghiên cứu là 283 mẫu. Các mẫu này được mã hóa, nhập liệu và phân tích thông qua phần mềm SPSS 20.0.

4.2.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Các thông tin về mẫu khảo sát được mô tả tổng quát và được tóm gọn vào Bảng 4.1 cụ thể như sau:

Về lĩnh vực hoạt động: trong 283 mẫu khảo sát có 34 công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chiếm 12% trong tổng số mẫu. Công ty hoạt động trong

nhóm lĩnh vực Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ chiếm số lượng nhiều nhất bao gồm 177 doanh nghiệp chiếm 62,5% số mẫu. 23 công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chiếm 8,1% và cuối cùng là nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác gồm có 49 doanh nghiệp chiếm 17,3% trong tổng số mẫu.

Về loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Một Thành Viên và Doanh nghiệp tư nhân có số lượng nhiều nhất với 128 doanh nghiệp chiếm 45,2%, có 78 Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên chiếm 27,6%, còn lại là loại hình Công ty Cổ phần với 77 doanh nghiệp chiếm 27,2% số mẫu. Không có doanh nghiệp thuộc loại hình liên doanh trong mẫu nghiên cứu.

Về quy mô nguồn vốn: Số lượng doanh nghiệp có vốn điều lệ đến 3 tỷ chiếm 47,7% gồm 135 đơn vị. Nguồn vốn trên 3 đến 10 tỷ có 77 đơn vị chiếm 27,2%. Vốn trên 10 đến 50 tỷ có 45 đơn vị chiếm 15,9%. Doanh nghiệp có số vốn trên 50 tỷ có 26 đơn vị chiếm 9,2% trong mẫu nghiên cứu.

Về chức vụ của đối tượng nghiên cứu có 90 người là Giám đốc chiếm 31,8%, 47 người giữ chức vụ Phó giám đốc chiếm 16,6%, Chủ doanh nghiệp là 53 người chiếm 18,7%, Số còn lại là thuộc Ban lãnh đạo doanh nghiệp gồm 93 người chiếm 32,9%.

Về thời gian sử dụng dịch vụ kế toán: Có 58 đơn vị mới sử dụng dịch vụ kế toán chiếm 20,5% trong tổng số mẫu nghiên cứu. Số lượng doanh nghiệp đã dùng dịch vụ kế toán từ 1 đến 3 năm chiếm số lượng phổ biến trong nghiên cứu với 105 đơn vị tương đương 37,1% mẫu. Có 49 doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ kế toán được trên 3 đến 5 năm tương đương 17,3% mẫu nghiên cứu. Còn lại 93 doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế toán trên 5 năm chiếm 25,1% trong tổng số mẫu nghiên cứu hợp lệ.

Về tuổi hay còn gọi là thâm niên công ty: Có 38 doanh nghiệp mới thành lập dưới 1 năm chiếm 13,4%, thành lập từ 1 đến 3 năm có 83 công ty chiếm 29,3%, trên 3 đến 5 năm có 69 công ty chiếm 24,4% và số lượng công ty thành lập trên 5 năm là 93 công ty chiếm 32,9%.

Bảng 4.1 Tóm tắt thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Chỉ tiêu Mô tả Tần số Phần trăm

Lĩnh vực hoạt động

Sản xuất 34 12%

Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ 177 62,5%

xây dựng 23 8,1%

Khác 49 17,3%

Loại hình doanh nghiệp

TNHH MTV/ DNTN 128 45,2%

TNHH Hai Thành viên trở lên 78 27,6%

Công ty Cổ phần 77 27,2%

Công ty liên doanh 0 0%

Quy mô nguồn vốn Đến 3 tỷ 135 47,7% Trên 3-10 tỷ 77 27,2% Trên 10-50 tỷ 45 15,9% Trên 50 tỷ 26 9,3% Chức vụ Giám Đốc 90 31,8% Phó Giám Đốc 47 16,6% Chủ Doanh nghiệp 53 18,7% Ban lãnh đạo 93 32,9% Thời gian sử dụng dịch vụ kế toán Mới sử dụng 58 20,5% 1 đến 3 năm 105 37,1% Trên 3 đến 5 49 17,3% Trên 5 năm 71 25,1%

Thâm niên công ty

Dưới 1 năm 38 13,4%

1 đến 3 năm 83 29,3%

Trên 3 đến 5 69 24,4%

Trên 5 năm 93 32,9%

4.2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha Alpha

Như đã trình bày tùng bước thực hiện nghiên cứu tại quy trình nghiên cứu ở chương III, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc trong kiểm định độ tin cậy của thang đo của các công trình nghiên cứu trước đã được công nhận, đề tài tiến hành bước kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha của từng nhóm nhân tố để tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không, nhằm loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Theo đó, sau khi chạy kiểm định, các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha < 0.6 và những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) < 0.3 sẽ bị loại.

4.2.3.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Quy định pháp lý”

Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo quy định pháp lý là 0,891 > 0,6 cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này tương đối cao (lần lượt là PL1 = 0,796, PL2 = 0,774, PL3 = 0,768 và PL4 = 0,705) đều lớn hơn 0,3, điều này có nghĩa là mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố này khá chặt chẽ thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ. Do đó tất cả các biến trong nhóm nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn và các biến quan sát của nhân tố này được giữ lại và sử dụng cho phân tích khám phá (bảng 4.2).

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định thang đo Quy định pháp lý

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến PL1 11,08 4,752 0,796 0,846 PL2 11,04 4,733 0,774 0,855 PL3 11,00 4,897 0,768 0,857 PL4 11,02 5,060 0,705 0,880 Cronbach’s alpha = 0,891 (N = 4) (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)

4.2.3.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Khả năng tiếp cận”

Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo khả năng tiếp cận là 0,809 > 0,6 cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này tương đối cao (lần lượt là TC1 = 0,638, TC2 = 0,698 và biến TC3 = 0,653) đều lớn hơn 0,3, điều này có nghĩa là mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố này khá chặt chẽthể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ. Do đó tất cả các biến trong nhóm nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn và các biến quan sát của nhân tố này được giữ lại và sử dụng cho phân tích khám phá (bảng 4.3).

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định thang đo Khả năng tiếp cận

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến TC1 7,43 3,962 0,638 0,765 TC2 7,52 3,087 0,698 0,698 TC3 7,43 3,402 0,653 0,744 Cronbach’s alpha = 0,809 (N = 3) (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)

4.2.3.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Phí dịch vụ”

Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo phí dịch vụ là 0,804 > 0,6 cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này tương đối cao (lần lượt là CP1 = 0,655, CP2 = 0,662 và biến CP3 = 0,638) đều lớn hơn 0,3, điều này có nghĩa là mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố này khá chặt chẽ thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ. Do đó tất cả các biến trong nhóm nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn và các biến quan sát của nhân tố này được giữ lại và sử dụng cho phân tích khám phá (bảng 4.4).

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định thang đo Phí dịch vụ

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s alpha nếu loại

biến CP1 7,41 3,448 0,655 0,730 CP2 7,45 3,106 0,662 0,719 CP3 7,58 3,188 0,638 0,746 Cronbach’s alpha = 0,804 (N = 3) (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)

4.2.3.4 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Các dịch vụ gia tăng”

Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các dịch vụ gia tăng là 0,811 > 0,6 cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này tương đối cao (lần lượt là DV1 = 0,611, DV2 = 0,727 và biến DV3 = 0,653) đều lớn hơn 0,3, điều này có nghĩa là mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố này khá chặt chẽthể hiện được đặc điểm của nhân

Một phần của tài liệu Nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ kế toán của các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại quận 3, thành phố hồ chí minh (Trang 68)