K ẾT LUẬN CHƯƠNG III
4.2. K ết quả nghiên cứu
4.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Đề tài chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản theo xác suất. Theo đó mẫu nghiên cứu sẽ được gửi đến các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế toán trên địa bàn Quận 3 (các doanh nghiệp này đã được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách được lập sẵn).
Số bảng câu hỏi được phát ra là 350 mẫu, số mẫu thu về được 328 mẫu. Sau khi kiểm tra, sàng lọc phiếu trả lời có 45 phiếu không đạt yêu cầu do bỏ trống câu hỏi, trả lời một chiều (chỉ chọn một đáp án cho cả bảng khảo sát). Do đó, số mẫu hợp lệ còn lại dùng để làm dữ liệu cho nghiên cứu là 283 mẫu. Các mẫu này được mã hóa, nhập liệu và phân tích thông qua phần mềm SPSS 20.0.
4.2.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Các thông tin về mẫu khảo sát được mô tả tổng quát và được tóm gọn vào Bảng 4.1 cụ thể như sau:
Về lĩnh vực hoạt động: trong 283 mẫu khảo sát có 34 công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chiếm 12% trong tổng số mẫu. Công ty hoạt động trong
nhóm lĩnh vực Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ chiếm số lượng nhiều nhất bao gồm 177 doanh nghiệp chiếm 62,5% số mẫu. 23 công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chiếm 8,1% và cuối cùng là nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác gồm có 49 doanh nghiệp chiếm 17,3% trong tổng số mẫu.
Về loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Một Thành Viên và Doanh nghiệp tư nhân có số lượng nhiều nhất với 128 doanh nghiệp chiếm 45,2%, có 78 Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên chiếm 27,6%, còn lại là loại hình Công ty Cổ phần với 77 doanh nghiệp chiếm 27,2% số mẫu. Không có doanh nghiệp thuộc loại hình liên doanh trong mẫu nghiên cứu.
Về quy mô nguồn vốn: Số lượng doanh nghiệp có vốn điều lệ đến 3 tỷ chiếm 47,7% gồm 135 đơn vị. Nguồn vốn trên 3 đến 10 tỷ có 77 đơn vị chiếm 27,2%. Vốn trên 10 đến 50 tỷ có 45 đơn vị chiếm 15,9%. Doanh nghiệp có số vốn trên 50 tỷ có 26 đơn vị chiếm 9,2% trong mẫu nghiên cứu.
Về chức vụ của đối tượng nghiên cứu có 90 người là Giám đốc chiếm 31,8%, 47 người giữ chức vụ Phó giám đốc chiếm 16,6%, Chủ doanh nghiệp là 53 người chiếm 18,7%, Số còn lại là thuộc Ban lãnh đạo doanh nghiệp gồm 93 người chiếm 32,9%.
Về thời gian sử dụng dịch vụ kế toán: Có 58 đơn vị mới sử dụng dịch vụ kế toán chiếm 20,5% trong tổng số mẫu nghiên cứu. Số lượng doanh nghiệp đã dùng dịch vụ kế toán từ 1 đến 3 năm chiếm số lượng phổ biến trong nghiên cứu với 105 đơn vị tương đương 37,1% mẫu. Có 49 doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ kế toán được trên 3 đến 5 năm tương đương 17,3% mẫu nghiên cứu. Còn lại 93 doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ kế toán trên 5 năm chiếm 25,1% trong tổng số mẫu nghiên cứu hợp lệ.
Về tuổi hay còn gọi là thâm niên công ty: Có 38 doanh nghiệp mới thành lập dưới 1 năm chiếm 13,4%, thành lập từ 1 đến 3 năm có 83 công ty chiếm 29,3%, trên 3 đến 5 năm có 69 công ty chiếm 24,4% và số lượng công ty thành lập trên 5 năm là 93 công ty chiếm 32,9%.
Bảng 4.1 Tóm tắt thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Chỉ tiêu Mô tả Tần số Phần trăm
Lĩnh vực hoạt động
Sản xuất 34 12%
Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ 177 62,5%
xây dựng 23 8,1%
Khác 49 17,3%
Loại hình doanh nghiệp
TNHH MTV/ DNTN 128 45,2%
TNHH Hai Thành viên trở lên 78 27,6%
Công ty Cổ phần 77 27,2%
Công ty liên doanh 0 0%
Quy mô nguồn vốn Đến 3 tỷ 135 47,7% Trên 3-10 tỷ 77 27,2% Trên 10-50 tỷ 45 15,9% Trên 50 tỷ 26 9,3% Chức vụ Giám Đốc 90 31,8% Phó Giám Đốc 47 16,6% Chủ Doanh nghiệp 53 18,7% Ban lãnh đạo 93 32,9% Thời gian sử dụng dịch vụ kế toán Mới sử dụng 58 20,5% 1 đến 3 năm 105 37,1% Trên 3 đến 5 49 17,3% Trên 5 năm 71 25,1%
Thâm niên công ty
Dưới 1 năm 38 13,4%
1 đến 3 năm 83 29,3%
Trên 3 đến 5 69 24,4%
Trên 5 năm 93 32,9%
4.2.3. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha Alpha
Như đã trình bày tùng bước thực hiện nghiên cứu tại quy trình nghiên cứu ở chương III, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc trong kiểm định độ tin cậy của thang đo của các công trình nghiên cứu trước đã được công nhận, đề tài tiến hành bước kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha của từng nhóm nhân tố để tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không, nhằm loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Theo đó, sau khi chạy kiểm định, các thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha < 0.6 và những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) < 0.3 sẽ bị loại.
4.2.3.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Quy định pháp lý”
Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo quy định pháp lý là 0,891 > 0,6 cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này tương đối cao (lần lượt là PL1 = 0,796, PL2 = 0,774, PL3 = 0,768 và PL4 = 0,705) đều lớn hơn 0,3, điều này có nghĩa là mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố này khá chặt chẽ thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ. Do đó tất cả các biến trong nhóm nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn và các biến quan sát của nhân tố này được giữ lại và sử dụng cho phân tích khám phá (bảng 4.2).
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định thang đo Quy định pháp lý
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến PL1 11,08 4,752 0,796 0,846 PL2 11,04 4,733 0,774 0,855 PL3 11,00 4,897 0,768 0,857 PL4 11,02 5,060 0,705 0,880 Cronbach’s alpha = 0,891 (N = 4) (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
4.2.3.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Khả năng tiếp cận”
Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo khả năng tiếp cận là 0,809 > 0,6 cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này tương đối cao (lần lượt là TC1 = 0,638, TC2 = 0,698 và biến TC3 = 0,653) đều lớn hơn 0,3, điều này có nghĩa là mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố này khá chặt chẽthể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ. Do đó tất cả các biến trong nhóm nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn và các biến quan sát của nhân tố này được giữ lại và sử dụng cho phân tích khám phá (bảng 4.3).
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định thang đo Khả năng tiếp cận
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến TC1 7,43 3,962 0,638 0,765 TC2 7,52 3,087 0,698 0,698 TC3 7,43 3,402 0,653 0,744 Cronbach’s alpha = 0,809 (N = 3) (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
4.2.3.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Phí dịch vụ”
Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo phí dịch vụ là 0,804 > 0,6 cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này tương đối cao (lần lượt là CP1 = 0,655, CP2 = 0,662 và biến CP3 = 0,638) đều lớn hơn 0,3, điều này có nghĩa là mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố này khá chặt chẽ thể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ. Do đó tất cả các biến trong nhóm nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn và các biến quan sát của nhân tố này được giữ lại và sử dụng cho phân tích khám phá (bảng 4.4).
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định thang đo Phí dịch vụ
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến CP1 7,41 3,448 0,655 0,730 CP2 7,45 3,106 0,662 0,719 CP3 7,58 3,188 0,638 0,746 Cronbach’s alpha = 0,804 (N = 3) (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
4.2.3.4 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Các dịch vụ gia tăng”
Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo các dịch vụ gia tăng là 0,811 > 0,6 cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này tương đối cao (lần lượt là DV1 = 0,611, DV2 = 0,727 và biến DV3 = 0,653) đều lớn hơn 0,3, điều này có nghĩa là mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố này khá chặt chẽthể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ. Do đó tất cả các biến trong nhóm nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn và các biến quan sát của nhân tố này được giữ lại và sử dụng cho phân tích khám phá (bảng 4.5).
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định thang đo Các dịch vụ gia tăng
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến DV1 7,19 4,295 0,611 0,791 DV2 7,25 3,478 0,727 0,669 DV3 7,31 3,662 0,653 0,750 Cronbach’s alpha = 0,811 (N = 3) (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
4.2.3.5 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Mức độ kịp thời”
Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo mức độ kịp thời là 0,832 > 0,6 cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này tương đối cao (lần lượt là KT1 = 0,628, KT2 = 0,772 và biến KT3 = 0,693) đều lớn hơn 0,3, điều này có nghĩa là mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố này khá chặt chẽthể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ. Do đó tất cả các biến trong nhóm nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn và các biến quan sát của nhân tố này được giữ lại và sử dụng cho phân tích khám phá (bảng 4.6).
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định thang đo Mức độ kịp thời
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến KT1 7,30 4,862 0,628 0,830 KT2 7,51 3,641 0,772 0,684 KT3 7,60 3,992 0,693 0,768 Cronbach’s alpha = 0,832 (N = 3) (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
4.2.3.6 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Thái đô phục vụ”
Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo thái độ phục vụ là 0,806 > 0,6 cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này tương đối cao (lần lượt là TD1 = 0,614, TD2 = 0,688 và biến TD3 = 0,669) đều lớn hơn 0,3, điều này có nghĩa là mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố này khá chặt chẽthể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ. Do đó tất cả các biến trong nhóm nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn và các biến quan sát của nhân tố này được giữ lại và sử dụng cho phân tích khám phá (bảng 4.7).
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định thang đo Thái độ phục vụ
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến TD1 7,90 3,349 0,614 0,777 TD2 8,09 2,889 0,688 0,698 TD3 8,06 2,712 0,669 0,722 Cronbach’s alpha = 0,806 (N = 3) (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
4.2.3.7 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Khả năng kiểm soát”
Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo khả năng kiểm soát là 0,823 > 0,6 cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này tương đối cao (lần lượt là KS1 = 0,651, KS2 = 0,693 và biến KS3 = 0,703) đều lớn hơn 0,3, điều này có nghĩa là mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố này khá chặt chẽthể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ. Do đó tất cả các biến trong nhóm nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn và các biến quan sát của nhân tố này được giữ lại và sử dụng cho phân tích khám phá (bảng 4.8).
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định thang đo Khả năng kiểm soát
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến KS1 7,84 3,349 0,651 0,788 KS2 7,95 2,866 0,693 0,742 KS3 7,78 2,737 0,703 0,734 Cronbach’s alpha = 0,823 (N = 3) (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
4.2.3.8 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán” dịch vụ kế toán”
Hệ số Cronbach’s alpha của thang đo quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán là 0,875 > 0,6 cho thấy thang đo đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường yếu tố này tương đối cao (lần lượt là QD1 = 0,630, QD2 = 0,600, QD3 = 0,623, QD4 = 0,695, QD5 = 0,659, QD6 = 0,657, và biến QD7 = 0,733) đều lớn hơn 0,3, điều này có nghĩa là mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố này khá chặt chẽthể hiện được đặc điểm của nhân tố mẹ. Do đó tất cả các biến trong nhóm nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn và các biến quan sát của nhân tố này được giữ lại và sử dụng cho phân tích khám phá (bảng 4.9).
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định thang đo Quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach’s alpha nếu loại
biến QD1 23,20 17,367 0,630 0,861 QD2 23,30 18,662 0,600 0,864 QD3 23,27 18,493 0,623 0,861 QD4 23,28 17,211 0,695 0,852 QD5 23,14 17,984 0,659 0,857 QD6 23,07 18,215 0,657 0,857 QD7 23,21 16,400 0,733 0,846 Cronbach’s alpha = 0,875 (N = 7) (Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS)
4.2.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp Cronbach Alpha, các biến đạt tiêu chuẩn được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng
hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair et al. 2009). Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất và điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê khi Sig. ≤ 0,05 (các biến có tương quan với nhau trong tổng thể)
- 0,5 ≤ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≤ 1 (Kaiser, 1974)
- Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0,5 (Theo Hair & ctg, 1998) - Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008)
- Eigenvalue ≥ 1 (điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue ≥ 1 khi sử