Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự giải thể của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nguyên nhân và giải pháp hạn chế sự giải thể của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự giải thể của doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, rất nhiều nghiên cứu đã tập trung vào sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi chỉ một số lƣợng nhỏ các nghiên cứu liên quan đến lý do giải thể của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành bại của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chỉ ra đƣợc những yếu tố này có thể cung cấp cho các doanh nhân với thông tin quan trọng để cải thiện doanh nghiệp của họ bằng cách giảm nguy cơ thất bại và tăng cơ hội thành công.

Dựa trên tổng hợp và phân tích các nghiên cứu liên quan, các yếu tố ản hƣởng đến giải thể doanh nghiệp có thể đƣợc phân thành hai nhóm: (1) các yếu tố thuộc về cá nhân, và (2) các yếu tố phi cá nhân. Các yếu tố cá nhân đề cập đến các đặc điểm của chủ sở hữu/ngƣời quản lý của các doanh nghiệp, trong khi các yếu tố phi cá nhân là tất cả những yếu tố không phụ thuộc vào chủ sở hữu/ngƣời quản lý của doanh nghiệp, các yếu tố phi cá nhân, có thể phân biệt giữa các ảnh hƣởng bên ngoài và bên trong. Ảnh hƣởng bên ngoài đề cập đến những tác động đến từ môi trƣờng mà các doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng, trong khi các ảnh hƣởng bên trong đề cập đến đặc điểm của các doanh nghiệp. Nguyên nhân bên trong bao gồm quản trị kém, quản lý dòng tiền kém, các nguồn tài chính không phù hợp, phụ thuộc nhiều vào khách hàng hoặc nhà cung cấp, nợ xấu sắp xảy ra, gian lận/thông đồng, trong khi nguyên nhân bên ngoài dẫn đến thất bại trong kinh doanh là do ảnh hƣởng từ nền kinh tế, các sự kiện thảm khốc không thể đoán trƣớc, các chính sách của chính phủ và các diễn biến quốc tế, các quy định của

yêu cầu bảo vệ môi trƣờng, cũng nhƣ sự phá sản của khách hàng hoặc nhà cung cấp chính (FEE, 2004). Các tác giả Vaaland, Haugland, Purchase (2004) đã tổng hợp nguyên nhân của thất bại của doanh nghiệp gồm: Lỗi dịch vụ, giá cả, thay đổi nhân sự (Keaveney và cộng sự, 1995); Perrien và cộng sự, 1995); Thiếu ngƣời điều chỉnh để vƣợt qua những khó khăn, thách thức, các rào cản (Tähtinen, 2002); Halinen, 1997).

1.5.1 Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến sự giải thể của doanh nghiệp

Một số lƣợng lớn các học giả đã xem xét mối quan hệ giữa các đặc điểm của chủ sở hữu/ngƣời quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự thất bại của nó. Các tác giả Zahra Arasti, Fahimeh Zandi và Kambeiz Talebi đã khám phá ảnh hƣởng của các yếu tố riêng lẻ ảnh hƣởng đến sự thất bại trong kinh doanh các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập trong lĩnh vực công nghiệp của Iran (Arasti và cộng sự, 2012). Nghiên cứu này kết hợp nghiên cứu định tính và định lƣợng. Trong nghiên cứu định tính, 10 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc đƣợc thực hiện, từ đó xác định bốn nhóm yếu tố riêng lẻ: (1) động cơ, (2) kỹ năng, (3) năng lực và (4) đặc điểm. Sau đó, những yếu tố riêng lẻ này đã đƣợc đánh giá trong một mẫu gồm 158 doanh nghiệp không thành công và phân tích dữ liệu của 52 ngƣời hỏi, đã chỉ ra rằng “Thiếu kỹ năng quản lý khủng hoảng” và “Thiếu kỹ năng tiếp thị, tài chính và quản lý nguồn nhân lực” là nguyên nhân chính.

Thuộc về các yếu tố cá nhân ảnh hƣởng đến sự thất bại trong kinh doanh ở các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Ngoài ra, các tác giả chỉ ra rằng thiếu năng lực (thời gian, kiến thức và kinh nghiệm) cũng là các yếu tố cá nhân quan trọng của sự thất bại trong các doanh nghiệp. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra là các chủ sở hữu/ngƣời quản lý doanh nghiệp thất bại mức độ chấp nhận rủi ro của họ chƣa cao, nhu cầu thành tích chỉ ở mức vừa phải, họ cũng thiếu hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng và tổ chức tài chính và cũng có vấn đề về quan hệ đối tác và làm việc nhóm (Arasti, 2011).

Các tác giả Franco và Hasse (2010) đã tiến hành một nghiên cứu định tính để xác định các yếu tố dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong nghiên cứu của họ, gồm tám doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bồ Đào Nha. Bốn ngƣời đƣợc phỏng vấn đề cập đến “thiếu trình độ kinh doanh” nhƣ một khó khăn trong việc thành lập và quản lý các công ty của họ. Chỉ hai trong số tám chủ sở hữu/ngƣời quản lý có bằng cấp đại học, trong khi hầu hết những ngƣời đƣợc phỏng vấn (năm trƣờng hợp) có trình độ học vấn ở cấp trung học. Các tác giả Bradley và Moore (1998) đã tiến hành một cuộc khảo sát về các cá nhân từ phía nam và vùng tây nam của Hoa Kỳ, kết quả cho thấy phần lớn các chủ doanh nghiệp nhỏ hạn chế về các kỹ năng tiếp thị, kinh tế và lập kế hoạch, cũng nhƣ thiếu hiểu biết về môi trƣờng kinh doanh và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ không thành công không có kế hoạch tiếp thị 34% ngƣời đƣợc hỏi chƣa bao giờ thực hiện nghiên cứu tiếp thị sau khi bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ.

1.5.2 Các yếu tố phi cá nhân bên trong

Các yếu tố phi cá nhân bên trong đề cập đến các yếu tố bên trong các doanh nghiệp và chúng nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Arasti (2011) thông qua nghiên cứu của cô ấy đã đi đến kết luận về các yếu tố: thiếu quản lý, thiếu cân nhắc các vấn đề thị trƣờng, thiếu quan tâm và không hài lòng về công việc tại nơi làm việc, đánh giá dự án không chính xác, thiếu kinh nghiệm, chuyên môn và các mối quan hệ công việc tốt, các vấn đề về quan hệ đối tác và làm việc nhóm, xác định ngành kinh doanh không rõ ràng, không cân nhắc các vấn đề pháp lý, gian lận và lừa đảo.

Với các tác giả khác thì ngoài các yếu tố trên còn xác định các yếu tố khác nhƣ: hồ sơ hạch toán không đầy đủ, hạn chế tiếp cận thông tin cần thiết, thiếu tƣ vấn quản lý tốt, thiếu năng lực cạnh tranh, quản lý cũng nhƣ chính sách của công ty chƣa phù hợp (Arasti, 2011; Gaskill và cộng sự, 1993 ); các đặc điểm của công ty (quy mô, tính linh hoạt, quá trình phát triển), quản lý và chính sách của công

ty, đặc điểm của công ty (quy mô, sự trƣởng thành, ngành và quản lý dòng tiền kém, các nguồn tài chính không phù hợp, phụ thuộc vào khách hàng hoặc nhà cung cấp, nợ xấu sắp xảy ra, nhân viên thiếu, công nghệ lạc hậu và thiếu đổi mới, chiến lƣợc và tầm nhìn quản lý kém (Franco và cộng sự, 2011; FEE, 2004).

1.5.3 Các yếu tố phi cá nhân bên ngoài

Chính quyền và các chính sách liên quan đến chính phủ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự thất bại trong kinh doanh. Các các học giả nhận thấy rằng tỷ lệ thất bại tăng lên do gánh nặng về thuế và quy định, và khối lƣợng cho vay của ngân hàng cũng là các yếu tố quan trọng (Arasti, 2011; Oparanma và cộng sự, 2010). Theo mô hình khái niệm thất bại đƣợc trình bày bởi Ooghe và Waeyaert (2004), các yếu tố bên ngoài là: môi trƣờng chung (kinh tế, công nghệ, quốc tế, chính trị và các yếu tố xã hội) và môi trƣờng (khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, và các nhà đầu tƣ).

Trên cơ sở tổng hợp các nguyên nhân của giải thể doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến thất bại trong kinh doanh, luận văn đề xuất mô hình phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thất bại của doanh nghiệp nhƣ sau:

Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc giải thể của doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp của Tác giả trên cơ sở tổng quan tài liệu

Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc giải thể của doanh nghiệp Các yếu tố phi cá nhân

Các yếu tố thuộc về cá nhân: Động lực; tính sáng tạo; kỹ năng quản trị…

Các yếu tố bên trong: Phân cấp trách nhiệm, tìm kiếm

đối tác…

Các yếu tố bên ngoài: Pháp luật, xã hội, kinh tế, ….

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, luận văn làm rõ những vấn đề bản chất về giải thể doanh nghiệp, những đặc điểm của doanh nghiệp giải thể nói chung. Đồng thời, phân biệt giải thể và phá sản với những điểm giống và khác nhau. Ở chƣơng 1, Tác giả luận văn cũng đi tổng quan một số nghiên cứu liên quan đã xác định nguyên nhân giải thể doanh nghiệp. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp thì trong thực tế nguyên nhân do thất bại trong kinh doanh là chủ yếu. Do đó, trong chƣơng 1, Tác giả cũng đi phân tích về các yếu tố ảnh hƣởng đến thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG

2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng

2.1.1 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương

Bình Dƣơng là một trong sáu tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ Việt Nam, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai.

Trong quá trình phát triển, vùng đất Bình Dƣơng mang đậm nét văn hoá làng nghề thủ công truyền thống, tạo dấu ấn sâu sắc với các sản phẩm thủ công đƣợc chế tác từ những làng nghề nổi tiếng hơn 300 năm. Tiêu biểu nhất trong số đó là những nghề đã có từ rất sớm và phát triển mạnh ở Bình Dƣơng nhƣ: làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân Phƣớc Khánh; làng mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng sơn mài ở Tƣơng Bình Hiệp.

Tỉnh Bình Dƣơng thuộc nhóm các tỉnh, thành dẫn đầu thành công trong sự nghiệp đổi mới, trong đó kết quả ở nhiều lĩnh vực tăng cao so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng và tiếp tục duy trì mức tăng trƣởng khá theo hƣớng phát triển bền vững. Tiềm lực khả năng cạnh tranh kinh tế và thƣơng hiệu của tỉnh đƣợc cải thiện rõ nét.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dƣơng đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,64%/năm, quy mô ngành công nghiệp tăng 1,6 lần so với năm 2015 và chiếm 9,7% sản xuất công nghiệp cả nƣớc. Công nghiệp hỗ trợ bƣớc đầu có sự phát

triển, gắn với liên kết chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia; phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, công nghiệp chế tạo. Các khu công nghiệp không ngừng hoàn thiện, nâng cấp và mở rộng kết nối, đáp ứng yêu cầu thu hút doanh nghiệp đầu tƣ.

Tổng giá trị xuất khẩu trong 5 năm qua ƣớc đạt 119.540 triệu đồng, tăng bình quân 9,31%/năm, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, phát triển xuất khẩu nhóm hàng công nghệ. Nhập khẩu tăng bình quân 10,86%/năm; chủ yếu là nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Tỉnh Bình Dƣơng đã thu hút đầu tƣ đạt nhiều kết quả tốt, thu hút đƣợc 30.270 doanh nghiệp trong nƣớc đăng ký mới và bổ sung vốn với tổng số vốn đăng ký là 212.800 tỷ đồng.

Ở lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế hiện chỉ còn 2,51% nhƣng tốc độ tăng trƣởng ổn định, nhờ việc thay đổi tƣ duy sản xuất cùng với các chính sách hỗ trợ của tỉnh. Giai đoạn 2016 – 2020 giá trị ngành nông nghiệp tăng bình quân 2,47%/năm, tăng gấp 1,2 lần so với năm 2015.

Bình Dƣơng với các chiến lƣợc đột phá của mình đã tạo đƣợc niềm tin và trở thành điểm ƣu tiên lựa chọn của các nhà đầu tƣ.

Chỉ riêng năm 2020, tổng sản phẩm của tỉnh Bình Dƣơng (GRDP) ƣớc tăng 6,91% so với cùng kỳ năm 2019 (kế hoạch tăng 8,6 - 8,8%). GRDP bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt 150,1 triệu đồng. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ƣớc đạt 27.443 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2019 tăng 5,3%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 4.573 triệu USD, tăng 6,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 22.870 triệu USD, tăng 8,9%. Thu ngân sách nhà nƣớc đạt và vƣợt cả về số thu và tốc độ tăng, với mức tăng bình quân hàng năm 11,2%. Dự kiến năm 2021 tổng thu là 62.200 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so với tổng thu năm 2015. Bình Dƣơng là 1 trong 16 tỉnh, thành

phố có điều tiết về ngân sách Trung ƣơng, với tỷ lệ điều tiết là 64%, đứng thứ 3 cả nƣớc.

2.1.2 Tình hình đăng ký kinh doanh giai đoạn năm 2018-2020 tại tỉnh Bình Dương Bình Dương

2.1.2.1 Tình hình đăng ký thành lập mới năm 2018-2019

Lũy kế đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 42.695 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký là 364.657 tỷ đồng.

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Bình Dƣơng 05 năm 2016-2020, đến năm 2020 toàn tỉnh có từ 35-40.000 doanh nghiệp, số vốn đăng ký khoảng 248.000 tỷ đồng. Thực tế đến nay đã vƣợt 6,74% số lƣợng và vƣợt 47,04% vốn kế hoạch.

Tuy nhiên, theo chỉ đạo trực tiếp của Thủ tƣớng Chính phủ đến năm 2020 Bình Dƣơng đạt 50.000 doanh nghiệp đến nay mới đạt đƣợc 91,95% số lƣợng doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài).

Tình hình đăng ký thành lập theo địa bàn:

Bảng 2.1: Tình hình đăng ký thành lập theo địa bàn năm 2018-2019

Năm 2018 Năm 2019 Tỷ lệ năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 Quận/huyện Số lƣợng Vốn điều lệ (triệu đồng) Số lƣợng Vốn điều lệ (triệu đồng) Số lƣợng (%) Vốn điều lệ (%) Bến Cát 569 3.576.121 650 4.585.564 14,25 25,23 Thuận An 1.355 6.821.150 1.566 9.208.793 15,57 35,00 Tân Uyên 1.073 4.866.569 1.273 4.836.561 18,64 -0,62 Dĩ An 1.118 7.860.790 1.131 7.132.625 1,16 -9,26 Thủ Dầu Một 1.457 11.836.623 1.552 14.643.947 6,52 23,72 Bắc Tân Uyên 101 748.171 100 879.962 -0,99 17,62

Dầu Tiếng 114 716.879 153 1.775.002 34,21 147,60 Bàu Bàng 61 503.153 57 487.990 -6,56 -3,01

Phú Giáo 75 431.971 78 402.108 4,00 -6,91

5.923 37.361.427 6.560 43.952.552

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương

Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm 2019, tỉnh Bình Dƣơng có thêm 6.560 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 43.953 tỷ đồng, tăng 10,75% về số doanh nghiệp và tăng 17,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong năm 2019 đạt 6,70 tỷ đồng, tăng 6,22% so với cùng kỳ năm 2018 (6,31 tỷ đồng).

Tình hình đăng ký thành lập theo ngành nghề kinh doanh:

Bảng 2.2: Tình hình đăng ký thành lập theo ngành nghề năm 2018-2019

Năm 2018 Năm 2019 Tỷ lệ năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 (%) ST T Nhóm ngành nghề Số lƣợng Vốn điều lệ (triệu đồng) Số lƣợng Vốn điều lệ (triệu đồng) Số lƣợng Vốn điều lệ 1 Nông nghiệp, lâm nghiệp

và thủy sản

22 178.232,43 32 190.509,82 45,45 6,89

2 Khai khoáng 16 393.748,59 4 44.398,48 -75,00 -88,72 3 Công nghiệp, chế biến, chế

tạo

1.082 4.825.836,59 1.322 6.583.616,43 22,18 36,42

4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc và điều hòa không khí 5 13.923,09 20 291.415,45 300,00 1993,0 4 5 Cung cấp nƣớc; hoạt động xử lý và xử lý rác thải, 28 171.511,21 26 112.005,25 -7,14 -34,70

nƣớc thải

6 Xây dựng 666 4.270.138,69 699 4.356.151,92 0,45 2,01 7 Bán buôn và bán lẻ; sửa

chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

2.149 7.052.262,77 2.327 8.253.476,88 8,28 17,03

8 Vận tải kho bãi 266 1.017.808,23 273 1.575.851,25 2,63 54,83 9 Dịch vụ lƣu trú và ăn uống 488 945.605,68 492 872.771,11 0,82 -7,70 10 Thông tin và truyền thông 41 55.426,32 40 88.022,00 -2,44 58,81

Một phần của tài liệu Nguyên nhân và giải pháp hạn chế sự giải thể của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)