7. Kết cấu của luận văn
2.2.2 Tình hình doanh nghiệp giải thể theo quy mô vốn
Dựa trên quy mô vốn mà doanh nghiệp đƣợc phân ra thành 2 loại chính, bao gồm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đánh giá thực trạng giải thể của doanh nghiệp theo quy mô vốn sẽ biết đƣợc sức chịu đựng của các loại doanh nghiệp trƣớc sức ép của thị trƣờng.
Căn cứ vào thông tin đƣợc cung cấp bởi Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dƣơng, Tác giả tổng hợp đƣợc bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Số lƣợng doanh nghiệp giải thể theo quy mô vốn
Năm DNNVV DN lớn Tổng 2016 245 0 245 2017 300 1 301 2018 294 0 294 2019 406 0 406 2020 504 3 507
Nguồn: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Dương
Nhìn chung, các doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến việc giải thể, chấm dứt hoạt động qua các năm gần nhƣ chỉ có các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỷ lệ này chiếm xấp xỉ 99%. Xu hƣớng này cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn là đối tƣợng chịu nhiều rủi ro và dễ tổn thƣơng trƣớc những biến động của thị trƣờng.
Trong các năm nghiên cứu từ năm 2016 đến năm 2019, chỉ có năm 2017 có 1 doanh nghiệp quy mô vốn lớn đăng ký giải thể, đây là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Doanh nghiệp này là do Nhà đầu tƣ ở nƣớc ngoài tuyên bố phá sản, nên buộc phải đăng ký giải thể công ty con tại Việt Nam. Điều
này có nghĩa là các doanh nghiệp lớn, có nguồn vốn lớn sẽ có khả năng đứng vững trong quá trình hoạt động kinh doanh đầy thách thức và cạnh tranh hơn các doanh nghiệp nhỏ
Năm 2020, số lƣợng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể ghi nhận tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng với 469 doanh nghiệp (chiếm 92,50%). Ở quy mô từ 10 - 20 tỷ đồng có 22 doanh nghiệp (chiếm 4,34%); từ 20 - 50 tỷ đồng có 13 doanh nghiệp (chiếm 2,56%). Ở quy mô vốn trên 100 tỷ đồng có 3 doanh nghiệp (chiếm 0,59%). Đây là năm có số lƣợng doanh nghiệp lớn giải thể nhiều nhất trong các năm nghiên cứu. Một trong các lý do dẫn đến việc giải thể của các doanh nghiệp lớn là đại dịch COVID-19 hoành hành trên cả thế giới và Bình Dƣơng cũng không tránh khỏi ảnh hƣởng của vấn đề trên.