II I Toyota khắc phục lỗ
3.5. mười bốn nguyên lý cải tiến của Toyota
Nguyên lý 1: Ra các quyết định quản lý dựa trên một triết lý dài hạn, dù phải hy sinh những mục tiêu tài chính ngắn hạn.
Nguyên lý 2: Tạo ra một chuỗi quy trình liên tục làm bộc lộ sai sót. Nguyên lý 3: Sử dụng hệ thống “kéo” để tránh sản xuất quá mức.
Nguyên lý 4: Bình chuẩn hóa khối lượng công việc - hãy làm việc như chú rùa, chứ đừng như chú thỏ.
Nguyên lý 5: Xây dựng thói quen biết dừng lại để giải quyết trục trặc, đạt đến chất lượng tốt ngay từ đầu.
Nguyên lý 6: Chuẩn hóa các nghiệp vụ là nền tảng của sự cải tiến liên tục cùng việc giao quyền cho nhân viên.
Nguyên lý 7: quản lý trực quan để không có trục trặc nào bị che khuất. Nguyên lý 8: Chỉ áp dụng các công nghệ tin cậy, đã được kiểm chứng, để phục vụ cho các quy trình và con người của công ty.
Nguyên lý 9: Phát triển những nhà lãnh đạo, người hiểu tháo đáo công việc, sống cùng triết lý và truyền đạt cho người khác.
Nguyên lý 10: Phát triển các cá nhân và tập thể xuất sắc có thể tuân thủ triết lý công ty.
Nguyên lý 11: Tôn trọng mạng lưới đối tác và các nhà cung cấp bằng cách thách thức họ và giúp họ cải tiến.
Nguyên lý 12: Đích thân đi đến và xem xét hiện trường để hiểu tường tận tình hình
Nguyên lý 13: Ra quyết định không vội vã thông qua sự đồng thuận và xem xét kỹ lưỡng mọi khả năng rồi nhanh chóng thực hiện.
Nguyên lý 14: Trở thành một tổ chức biết học hỏi bằng việc không ngừng cải tiến.
IV.Thành quả đạt được và các thời điểm đáng ghi nhớ của Toyota
1930: Thành lập và bắt đầu sản xuất xe tải nhẹ. Tham quan Ford và GM để học hỏi cách thức lắp ráp sản phẩm theo dây chuyền.
1948: Nỗ lực tồn tại trong giai đoạn sau chiến tranh. Lạm phát phi mã ở Nhật Bản, khan hiếm tiền mặt dẫn đến tổng số nợ phải thu của Toyota lên đến 8 lần vốn của Công ty, cắt giảm chi phí gắt gao bao gồm việc tự nguyện giảm lương của quản lý và 10% lương nhân viên. Nhà sáng lập Công ty Ô tô Toyota là Kiichiro nhận trách nhiệm và từ chức, đồng thời với việc nhiều công nhân tự nguyện xin thôi việc.
1950: Tạo ra Hệ thống TPS. Eiji Toyoda và các Giám đốc thực hiện chuyến nghiên cứu các Nhà máy của Hoa Kỳ trong 12 tuần. Bắt đầu thực hành và
từng bước tạo ra Hệ thống Sản xuất Toyota làm đổi thay thế giới.
1960: Bắt đầu phát triển thành triết lý mạnh mẽ cho các Công ty noi theo: 1973: Khủng hỏang dầu mỏ đưa thế giới vào thời kỳ suy thóai trong đó Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề nhất và Toyota một lần nữa bị rơi vào tình thế khó khăn giữa tồn tại hay là chết nhưng cũng lại vượt lên sớm nhất và có lợi nhuận trở lại nhanh hơn so với các công ty khác ở Nhật.
1980: Ở Nhật, mọi người ồ ạt rời bỏ Toyota và các Công ty liên kết với Toyota để sang làm việc với các công ty khác.
1989: Đưa nhãn hiệu xe cao cấp Lexus ra thị trường và đến năm 2002 có lượng bán nhiều hơn BMW, Cadillac và Mercedes-Benz trên thị trường Mỹ trong 3 năm liên tục.
1997: Ra mắt chiếc Prius của thế kỷ mới, xe hybrid sản suất đại trà đầu tiên của thế giới, thân thiện môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
2003: Vượt qua Ford và Chevrolet về doanh số bán hàng ở Mỹ
2006: Vượt qua DaimlerChrysler để giành vị trí thứ 3 tại thị trường Mỹ 2007: Lần đầu tiên vượt GM về Doanh số bán hàng tòan cầu, đồng thời với việc dẫn trước về lợi nhuận liên tục cho đến nay.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình quản trị chất lượng của trường đại học thương mại 2. các tài liệu về môn quản trị chất lượng của các trường kinh tế khác 3. một số tài liệu trên mạng Internet